Song hành với những căn bệnh đặc trưng của xã hội hiện đại như béo phì, tim mạch, trầm cảm..số bệnh nhân mắc tiểu đường cũng gia tăng một cách chóng mặt do những thói quen tưởng như vô thưởng, vô phạt gây ra…
Mục lục
Xem truyền hình quá lâu tăng 4% nguy cơ tiểu đường
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho thấy nếu dành quá nhiều thời gianđể xem truyền hình làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường đến 4%.
Nguyên nhân do khi gồi quá nhiều sẽ dẫn đến lưu trữ mỡ, gia tăng vòng eo. Xét theo y học, tiến sĩ Eric Sternlicht tại Đại học Chapman cho biết tăng trọng lượng bụng tỷ lệ thuận với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường do giảm độ nhạy insulin của cơ thể.
Bỏ bữa sáng
Trong cuộc sống, rất nhiều người bỏ bữa ăn sáng với muôn vàn lý do: chưa muốn ăn, ăn không ngon, không có nhiều thời gian…Tuy nhiên, thói quen bỏ ăn sáng không chỉ gây ảnh hưởng đến dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tiến sĩ Ellen Calogeras, nhà giáo dục bệnh tiểu đường tại Trung tâm Tiểu đường thuộc Viện lâm sàng Cleveland Clinic cho biết, khi bạn không cung cấp thức ăn cho cơ thể, nồng độ insulin bị phá vỡ, làm cho nó khó kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thức đêm nhiều khiến nồng độ insulin bị phá vỡ
Thức đêm nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – Lý do này đưa ra có vẻ khó thuyết phục tuy nhiên điều đó hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Theo báo cáo của MensHealt và một nghiên cứu của Hàn Quốc gần đây cho thấy những người thức khuya đến nửa đêm về sáng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn những người ngủ sớm hơn, thậm chí họ ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm.
Nguyên nhân do thức đêm thường tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo từ truyền hình và điện thoại di động vốn làm giảm độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu kém hơn. Đó là chia sẻ của tác giả Nan Hee Kim trong một thông cáo báo chí được công bố gần đây. Không chỉ vậy, thức khuya cònkhiến chất lượng giấc ngủ kém, gây mất ngủ và phá vỡ quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Thiếu vi khuẩn “tốt”
Tiến sĩ Betul Hatipoglu, bác sĩ nội tiết tại Viện lâm sàng Cleveland (Mỹ) cho biết nguy cơ bệnh tiểu đường tăng lên do vi khuẩn “xấu” nhiều hơn vi khuẩn “tốt” trong đường ruột.
Nguyên nhân do dạ dày cần vi khuẩn tốt (hay còn gọi là probiotic) giúp ích cho tiêu hóa, giảm tình trạng viêm (dẫn đến kháng insulin làm tăng nguy cơ tiểu đường). Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần ăn các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, và một số loại pho mát giúp tăng probiotic và phòng chống bệnh tiểu đường.
Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho biết những người bị thiếu hụt vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiền tiểu đường, bất kể cân nặng là bao nhiêu.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, vitamin D từ ánh nắng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến tụy, trong đó sản xuất insulin và giúp điều hòa lượng đường trong máu. Vì vậy, đối với những người làm việc trong môi trường văn phòng, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cần tăng cường loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, sữa…để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hải Yến