Phải làm gì khi con bạn bướng bỉnh không nghe lời? Sử dụng đòn roi, hay chiều theo ý muốn của trẻ sẽ tốt hơn? Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn phương pháp dạy con bướng bỉnh cực kỳ hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục
Dạy trẻ bướng bỉnh tưởng dễ mà khó
“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đòn roi trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh đau chứ không phải vì hiểu được vấn đề mà làm một cách tâm phục khẩu phục. Một số phương pháp dạy con bướng bỉnh như sau.
Không coi thường suy nghĩ của trẻ em
Một trong những phương pháp dạy con sai lầm là coi thường suy nghĩ của con. Nhiều người lớn có thói quen xem những lời nói, những ý kiến của con là vặt vãnh, không đáng để ý đến. “Con còn bé lắm, đừng xen vào chuyện người lớn”, hay “trẻ con thì biết cái gì mà nói”… Những lời nói như thế không chỉ khiến trẻ thêm tự ti mà còn giết đi tinh thần ham học hỏi của trẻ. Và cũng chính vì bạn mang tư tưởng coi thường trẻ như vậy, mà trẻ thì luôn nghĩ rằng mình đúng, cho nên mới dẫn đến những hành động của trẻ mà bạn cho là ương bướng.
Không bao bọc quá mức
Yêu thương, chăm sóc con chu đáo đương nhiên là điều tốt, nhưng phải có giới hạn, nếu bạn bao bọc con quá mức thì đã đi ngược lại với phương pháp dạy con bướng bỉnh. Cái gì bạn cũng lo cho con chu đáo, không dám để con tự tay làm gì, sợ con bẩn nên không cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà…Kiểu thương con này vô tình lại làm hại con. Hoặc làm con mãi là đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, hoặc là con bạn sẽ trở nên ương bướng, tìm mọi cách để được “tự do”.
Không nên dùng roi vọt để dạy con
“Thương cho roi cho vọt” trong nhiều trường hợp không phải là một điều hay trong cách dạy con ngoan. Đối mặt với đòn roi lâu ngày, trẻ sẽ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, khi đó trẻ chỉ vâng lời người lớn vì sợ bị đánh, sợ đau chứ không phải vì hiểu được mình nên làm gì.
Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ dần trở nên lỳ lợm, vô cảm và bướng bỉnh hơn, thậm chí còn có thể có xu hướng bạo lực về sau và dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Do đó, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, đòn roi chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, điều quan trọng là hãy tận tình giảng giải cho con hiểu con nên làm gì thì đúng.
Không đổ lỗi cho hoàn cảnh
Một trong những cách dạy con ương bướng hiệu quả là không được đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi một em bé chạy chơi vấp phải ghế ngã. Ba mẹ sẽ lập tức lao đến, xúm xít dỗ dành, liên tục bảo bé “tất cả là tại cái ghế, cái ghế làm bé đau này”. Cứ như thế, bạn đã dần hình thành trong đầu trẻ thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác.
Khi lớn lên, trẻ sẽ mãi không chịu trách nhiệm về mình, và sẽ trở thành một người ương bướng trong mắt mọi người. Vì vậy, nếu như trẻ bất cẩn mà vấp ngã, bạn phải phân tích cho trẻ thấy là do trẻ không cẩn thận, đừng bắt cái ghế phải nhận thay. Và trong những trường hợp tương tự cũng thế, hãy cho trẻ thấy là trẻ sai ở đâu.