Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực mà còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt, uống một cốc nước gừng trong thời tiết giá lạnh sẽ làm ấm người, xua tan giá lạnh… Nước gừng tốt là vậy, tuy nhiên có những trường hợp uống nước gừng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Những trường hợp sau không nên uống nước gừng.
Mục lục
Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai không uống nước gừng
Đối với phụ nữ mang thai, gừng có thể được dùng trong thời gian đầu của thai kỳ để giảm triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và các triệu chứng ngộ độc. Tuy nhiên, trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối không được uống nước gừng
Không chỉ vậy, trong thời kỳ cho con bú sản phụ cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây nóng và chứng mất ngủ ở trẻ em.
Người bị sỏi mật không ăn gừng
Người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng. Nguyên nhân do tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được. Bởi vậy, khi bị sỏi thận mà uống nước gừng thì cầm chắc nguy cơ phải đi phẫu thuật mổ gắp sỏi ra ngoài.
Người bị các chứng bệnh về lgan không lạm dụng gừng
Theo Đông Y, Gừng có vị nóng gây kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Do vậy, khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn nhiều gừng hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử bởi gan đang trong trạng thái được kích thích.
Từ những lý luận trên, các bác sĩ khuyến cáo khi mắc các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ… tốt nhất bạn không nên lạm dụng loại thực phẩm này.
Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt không dùng gừng
Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo khi sử dụng gừng hoặc bất kỳ vị thuốc nào: “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”. Nghĩa là hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. Bởi vậy, khi sử dụng gừng cần thận trọng.
Trẻ sốt cao tuyệt đối không được uống nước gừng
Trong đông y, ừng có tính nhiệt nên phù hợp với người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt. Tuy nhiên, đối với người có huyết áp cao thì không được sử dụng nước gừng, đặc biệt là thời điểm đang lên cơn huyết áp cao sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ động mạch dẫn đến tai biến…Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Đối với trường hợp sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt mới cho người bệnh uống nước gừng. Phương pháp trên được áp dụng với cúm virus nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu, xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng.
Người bệnh dạ dày, tá tràng hạn chế gừng
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng không nên ăn gừng, uống nước gừng vì thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày dẫn đến các niêm mạc bị kích thích, bào mòn gây ra những vết loét khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Người bị cảm nắng không dùng gừng
Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng bởi uống nước gừng khi bị cảm nắng có thể dẫn đến tử vong.
Lời kết
Nước gừng rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên có những trường hợp không được dùng nước gừng như bị cảm nắng, sỏi mật, các bệnh về gan, phụ nữ mang thai thời kỳ cuối…Đặc biệt, không sử dụng nước gừng khi đang uống thuốc điều trị giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim, hạ đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường…
Pham v trường đã bình luận
Nhiều kênh lại cho rằng nước gừng rất tốt cho người bệnh gan, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ, mà ở đây lại cho rằng không tốt cho gan, khó hiểu quá,ông nói gà, bà nói vịt,xin được giải thích,xin cảm ơn.
Admin đã bình luận
Chào bạn,
Với những bệnh nhân viêm gan, xơ gan, tắc túi mật, sỏi mật… theo Đông Y là các bệnh thuộc tính nóng, gừng có tính nóng nên không thích hợp nếu sử dụng thường xuyên. Về mặt Tây Y, gừng có thể kích thích tăng cường quá trình hoạt động của gan, tăng cường khả năng bài tiết nên các bệnh lý trên cũng không thích hợp dùng gừng vì những bệnh lý trên ở tình trạng bình thường gan đã phải tăng cường hoạt động nên việc kích thích thêm không mang lại lợi ích mà có thể làm tăng cường quá mức hoạt động tế bào gan.
Trên thực tế, nếu sử dụng gừng làm gia vị trong chế độ ăn với một lượng nhỏ và không dùng thường xuyên thì tác động lên gan cũng không đáng kể nên tác giả cũng khuyên không nên lạm dụng chứ không nhất thiết tuyệt đối không sử dụng.
Chúc bạn mạnh khỏe,