Một người đàn ông 44 tuổi đã chết do nhiễm virus corona tại Philippines, đây là ca tử vong đầu tiên được biết tới tại một nước khác ngoài Trung Quốc.
Các chuyên gia y tế cho biết vào ngày chủ nhật, do số lượng người tử vong đã lên tới hơn 360 người và hiện những nước khác đã thắt chặt hơn việc di chuyển và qua lại nhằm giảm sự lây lan dịch bệnh.
Hiện danh tính về người đàn ông này vẫn chưa được công bố, được biết đây là một người dân sống tại Vũ Hán, Trung Quốc chết vào ngày chủ nhật do viêm phổi nặng. “Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona (2019-nCoV) tại một nước khác không phải Trung Quốc”, Tổ chức Y tế Thế giới tại Philippines cho biết. Các đại diện của cơ quan y tế tại Philippines cho biết, người đàn ông này đã đến Philippines vào ngày 21/1 cùng với một phụ nữ 38 tuổi, người phụ nữ này hiện vẫn đang được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Nhiều giờ trước khi chính thức công bố, Philippines đã tạm thời cấm nhập cảnh cho những khách du lịch tới từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma cao. Tại Hồng Kông (khu tự trị thuộc Trung Quốc), một tổ chức mới đại diện cho các nhân viên y tế đã quyết liệt gây sức ép vào ngày thứ 2 để buộc chính phủ ban lệnh cấm đi lại đối với Trung Quốc. Nỗi sợ của thành phố này đã lên tới đỉnh điểm kể từ sau một trường hợp khác bị nhiễm virus corona và các nhà chức trách của thành phố này đã không thể loại bỏ khả năng rằng người đàn ông 80 tuổi này đã bị nhiễm virus tại Hồng Kông. “Chúng tôi rất lo lắng”, Chuang Shuk-kwan, một nhân viên y tế chia sẻ trên một diễn đàn tin tức vào ngày chủ nhật. “Tất cả mọi người đều nên chuẩn bị tâm lý trước là mình có thể bị mắc bệnh do căn bệnh này hiện đang xuất hiện ngay tại đây”. Nhiều giờ sau đó chính phủ thông báo đã có tất cả 15 ca mắc do lây lan tại địa phương. Một phụ nữ 72 tuổi dành phần lớn thời gian ở nhà cũng bị nhiễm, có lẽ do con trai phụ nữ này đã trở về gia đình từ Vũ Hán vào ngày 23/1.
Toàn cảnh dịch Corona trên thế giới
Vào ngày chủ nhật, số ca nhiễm đã vượt con số 34,000 trên toàn thế giới, các quốc gia vẫn đang tiếp tục thắt chặt lệnh đi lại và cấm những khách đến từ Trung Quốc.
New Zealand đã công bố từ chối nhập cảnh với những hành khách khởi hành hoặc đi qua Trung Quốc trong vòng 2 tuần bắt đầu từ thứ 2. Những công dân của New Zealand trở về từ Trung Quốc được phép nhập cảnh nhưng buộc phải tự cách ly đủ 14 ngày, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết. “Sau cùng, đây là một quyết định liên quan đến sức khỏe của người dân”. Bên cạnh đó, bà cho biết thêm việc cấm nhập cảnh trên giúp ngăn chặn hoàn toàn tình trạng nhiễm virus, đồng thời ngăn chặn sự bùng phát dịch trên toàn thế giới nói chung.
Tại Israel, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã có buổi họp với các bộ trưởng tại Jerusalem vào ngày chủ nhật để chuẩn bị cho một kế hoạch mang tính quốc gia “có thể sẽ xuất hiện những ca nhiễm virus”. Đồng thời “cách ly và điều trị những người đã bị nhiễm” trong vòng 2 tuần tại nhà và ban lệnh đóng cửa tạm thời các biên giới, cảng biển và sân bay đối với những chuyến bay tới từ Trung Quốc. Chỉ các công dân của Israel bay từ Trung Quốc được phép cho nhập cảnh trở lại. Thêm vào đó, khoảng 1,700 công nhân xây dựng của Trung Quốc đã bị hết hạn giấy phép lao động và những người định trở lại Trung Quốc trong tuần này sẽ được kéo dài thời gian lưu trú tại Israel.
Mỹ và Úc đã thắt chặt quy định đi lại và tạm thời cấm những hành khách từng tới Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Hàn Quốc cho biết vào ngày chủ nhật, nước này sẽ từ chối nhập cảnh đối với bất cứ người nước ngoài nào tới từ Vũ Hán và các tỉnh lân cận Hồ Bắc trong 14 ngày trước đó, do đây là các khu vực ở tâm dịch. Để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã xây thêm một bệnh viện với 1000 giường tại thành phố chỉ trong vòng 10 ngày. Khoảng 1400 bác sĩ quân y bắt đầu tới đây làm việc vào ngày thứ 2. Lệnh cấm nhập cảnh của Hàn Quốc có hiệu lực bắt đầu từ thứ 3, do số người dương tính với virus corona tại Hàn Quốc đã tăng lên 15 người, thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết. Bất cứ công dân Hàn Quốc nào quay trở lại từ tỉnh Hồ Bắc trong vòng 2 tuần trước đó đều phải tự cách ly trong vòng 14 ngày có sự giám sát, các nhà chức trách cho biết. Bên cạnh đó, nước này cũng ban lệnh cấm các chuyến du lịch từ Hàn Quốc tới Trung Quốc.
Nhật Bản cấm những người đến từ tỉnh Hồ Bắc trong vòng 2 tuần trước đó. Đài Loan hiện cũng đang từ chối nhập cảnh đối với những người mang quốc tịch Trung Quốc đến từ Quảng Đông (một tỉnh ven biển phía nam) và những người đã đến khu vực này trong thời gian gần đây.
Việt Nam gần đây đã cấm hầu hết các chuyến bay tới và quay trở về từ Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao và Đài Loan cho tời ngày 1/5, theo Cục Hàng không Liên bang của Mỹ. Nhưng sau đó Việt Nam đã nới lỏng lệnh cấm này, tiếp tục tiếp nhận những chuyến bay từ Hồng Kông, Ma cao và Đài Loan. Đài Loan vốn là một khu tự trị, nhưng hiện Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần của Trung Quốc nên điều này đã vi phạm lệnh cấm nhập cảnh do WHO vẫn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Ý đã cấm các chuyến bay từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), nước này đã ban lệnh cấm ngay sau khi WHO tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Trong khi Việt Nam rút lại lệnh cấm thì Ý vẫn tiếp tục giữ nguyên lệnh cấm, thủ tướng Đài Loan cho biết. Đài Loan hiện đã có 10 ca mắc, trái lại ở Trung Quốc hiện đã có tới 17,000 ca mắc, bộ trưởng bộ Ngoại giao Joseph Wu cho biết. “Số ca mắc virus corona tại Đài Loan không cao hơn các nước khác là mấy”, “Ngoài Trung Quốc ra không có nước nào bị cấm nhập cảnh vào Ý”.
Tại Hồng Kông, nhiều người đã ủng hộ nhiệt tình việc cấm các chuyến bay đến từ Trung Quốc. Các y, bác sĩ tại nước này bày tỏ sự mong muốn các cơ quan chức trách yêu cầu đóng tất cả cửa biên giới với Trung Quốc và cho biết chúng là mối nguy hại đối với các nhân viên y tế. Kế hoạch của họ là làm tê liệt các dịch vụ y tế khẩn cấp và các dịch vụ chăm sóc khác tại bệnh viện, đại diện của hội biểu tình chống chính phủ của các nhân viên y tế cho biết. “Chúng tôi tin rằng đây là giải pháp cuối cùng”.
Sau khi đề xuất kế hoạch trên, một nhân viên bệnh viện thuộc tổ chức trên đã không đi làm vào ngày thứ 2. Nếu chính phủ không đóng cửa biên giới và phản hồi yêu cầu của họ vào trước 21h địa phương các thành viên của hội sẽ tiếp tục biểu tình. Matthew Cheung, tổng thư ký chính phủ Hồng Kông kêu gọi các nhân viên y tế cân nhắc lại hành động của mình. Các nhà chức trách tại Hồng Kông cho biết con số những người đến nước này từ Trung Quốc và các nước khác hiện đã giảm đáng kể kể từ sau khi đóng cửa một vài đường biên giới và trạm xe lửa cũng như giảm một nửa số chuyến bay. Nhưng tại một vài nơi đường biên giới vẫn tiếp tục mở, nhiều nhân viên y tế lo sợ rằng có nhiều người đến Hồng Kông để điều trị do hệ thống y tế ở Hồng Kông được đánh giá tốt. Họ cũng phàn nàn về việc nhiều bệnh nhân đến từ Trung Quốc cố tình che giấu lịch sử di chuyển và tiền sử bệnh, điều này có thể gây nguy hiểm tới những người khác.
Link bài viết gốc: https://www.nytimes.com/2020/02/02/world/asia/philippines-coronavirus-china.html