Mùa hè đến, liên tiếp các loại dịch bệnh: sởi, sốt virus, chân tay miệng…diễn biến phức tạp trên quy mô cả nước gây hoang mang lo lắng cho cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 3 tuổi (do sức đề kháng yếu, khả năng nhiễm bệnh rất cao).
Mục lục
Để phòng bệnh cho con, các ông bố, bà mẹ đã tìm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn: tăng khẩu phần ăn, cho trẻ nghỉ học… Tuy nhiên, đó chưa phải là những phương pháp phòng bệnh khoa học.
Vậy, phương pháp phòng dịch bệnh cho trẻ như thế nào là khoa học và hiệu quả ?
Cơ chế phát sinh bệnh trong cơ thể
+ Khi cơ thể yếu, mệt mỏi.
+ Khi hệ miễn dịch kém đi…
Thế nào là hệ miễn dịch
+ Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể, bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường.
+ Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các rối loạn của tế bào.
+ Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.
Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể, bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh
Tác dụng của hệ miễn dịch trong phòng bệnh
+ Là rào chắn giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh.
+ Đặc biệt với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch và sức đề kháng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời.
Phương pháp phòng bệnh cho trẻ trong những ngày hè
Chế độ ăn uống
+ Chọn thực đơn hợp lý, đầy đủ chất đạm, đường, mỡ rau xanh.
+ Hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ động vật.
+ Bổ sung các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có củ.
+ Tăng cường các loại hoa quả tươi để đảm bảo các vi khoáng..
+ Đảm bảo thực đơn chứa đầy đủ các vitamin: A,C,E, B12, đồng, kẽm, axitfolic…
+ Cho trẻ uống đủ lượng nước: từ 1 đến 1,5 lít/ngày (bao gồm sữa, nước trái cây, nước lọc…)
Lưu ý: Vitamin C tăng cường sức mạnh bạch cầu tiêu diệt kẻ thù của cơ thể, có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Vitamin C có trong nhiều loại rau cải và trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi…
Đảm bảo thực đơn đầy đủ vitamin: A,C,E, B12, đồng, kẽm, axitfolic…
Chế độ sinh hoạt
+ Cho trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày dưới vòi nước chảy, đặc biệt là trước và sau khi ăn (trẻ trên 2 tuổi).
+ Người lớn cần rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
+ Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…
+ Không mớm thức ăn cho trẻ.
+ Sử dụng riêng khăn ăn, khăn tay và các dụng cụ ăn cho trẻ.
+ Đồ chơi của trẻ cần được lau sạch hằng ngày.
+ Vệ sinh nhà cửa, trường lớp thoáng khí, lau dọn hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
+ Cho trẻ nằm ngủ bằng màn (đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa hè).
+ Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời và cách ly trẻ mắc bệnh.
Lưu ý: không cho trẻ bị bệnh đến lớp vì sẽ làm dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.
Cách ly trẻ bị ốm, sốt để dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng (Ảnh minh họa)
Chế độ vận động
+ Cho trẻ vận động hàng ngày (tùy theo thể lực và lứa tuổi của trẻ).
+ Vận động hàng ngày có tác dụng tích lũy dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn. Khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn.
+ Trong quá trình vận động, bé sẽ tiếp xúc với những loại bụi mới và các tác nhân gây dị ứng mới, cơ thể bé sẽ tự phản ứng, hệ miễn dịch sẽ phát triển, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể, từ đó tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể.
+ Khi được vui chơi, thư giãn bé sẽ vui vẻ hệ miễn dịch của bé sẽ khỏe mạnh mỗi ngày.
Lưu ý: không cho trẻ vận động quá sức, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc lạnh…
Đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ
+ Trẻ ngủ đủ thời gian giúp não kích hoạt ở mức tối đa do các hormon tăng trưởng được phóng thích.
+ Giấc ngủ còn giúp trẻ lên cân, ăn uống ngon miệng hơn, đầu óc minh mẫn hơn, học hỏi tốt hơn và ở một mức độ nào đó là góp phần điều chỉnh hành vi về mặt xã hội.
+ Giấc ngủ đủ và sâu còn giúp trẻ có hệ miễn dịch mạnh hơn, vui vẻ và khỏe hơn.
Lưu ý: bố mẹ không nên cho bé hoạt động quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng bé bị giật mình, thức giấc khi đang ngủ.
Tiêm chủng đầy đủ
Mục đích:
+ Tiêm chủng vaccin phòng ngừa các dịch bệnh rất cần thiết, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi để tạo hệ miễn dịch cho cơ thể.
+ Tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ để phòng tránh dịch bệnh
Lời kết
Cho đến nay, mặc dù nền y học đã có những tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên do môi trường ô nhiễm, các loại dịch bệnh phát triển, diễn biến bất thường nên việc phòng bệnh cho trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ cần đàm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung đủ các loại vitamin: B1, B12, C, kẽm, đồng, axitfolic…để tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, người lớn khi chăm sóc, nấu nướng cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh thân thể, chân tay sạch sẽ, chọn lựa thức ăn tươi ngon, nấu kỹ, uống sôi…Ngoài ra, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng định kỳ để đề phòng các bệnh: sởi, bại liệt, chân tay miệng…đang ra tăng.
Hải Yến – Benh.vn