Chảy máu cam là hiện tượng bất ngờ, đôi lúc xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chảy máu cam do: chấn thương, do ảnh hưởng từ thời tiết….Đặc biệt, trẻ em bị chảy máu cam chiếm tỷ lệ nhiều hơn người lớn.
Mục lục
Vậy, vì sao tỷ lệ trẻ bị chảy máu cam nhiều hơn? Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ?
Chảy máu cam là hiện tượng gì?
Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em.
Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng.
Tỷ lệ trẻ em bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn
Chảy máu cam có hai loại
+ Chảy máu ở mặt trước mũi – máu tuôn ra từ một vài mạch máu bị vỡ gần phía trước mũi (thường gặp, khoảng 90%).
+ Chảy máu ở mặt sau mũi (hiếm gặp, khoảng 10% thường xẩy ra ở người cao tuổi).
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ
Do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi
Nguyên nhân:
+ Trẻ bị tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi dẫn đến chảy máu mũi, dị ứng với khí hậu, thời tiết…
Chảy máu cam do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi
Do khối u ở hốc mũi
Nguyên nhân:
+ Các khối u ở mũi (hầu hết là u lành tính) gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Liên quan đến độ ẩm
Nguyên nhân:
+ Độ ẩm trong phòng khô làm cho các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi, co giãn.
+ Do đặc tính của trẻ thường hay chà xát mũi (hoặc hắt hơi nhiều) cũng gây chảy máu mũi.
Ảnh hưởng từ thời tiết
Nguyên nhân:
+ Mùa hè, tiết trời nóng, nhiệt độ lên cao khiến cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Bên cạnh đó, trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và gây chảy máu mũi.
Thói quen ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu gây chảy máu mũi
Do viêm mũi mãn tính
Nguyên nhân:
+ Do sức đề kháng của trẻ yếu, hay bị tác động của thời tiết (nóng, lạnh thất thường) dẫn đến viêm mũi, họng mãn tính.
+ Do sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
Ngoài ra, trẻ bị chảy máu mũi ở ngoài hốc mũi do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết….
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Dùng tay ấn chặt hai cánh mũi
Động tác:
+ Cho trẻ ngồi hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, đầu hơi nghiêng về phía trước.
+ Dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi (khoảng 5 – 10 phút) và hướng dẫn trẻ thở bằng đường miệng.
+ Đặt ở gốc mũi khăn mặt bọc đá hoặc một viên đá lạnh giúp máu ngừng chảy…
Dùng bông gòn đặt vào mũi
Động tác:
+ Dùng một tấm bông gòn đã tẩm ướt (dài khoảng 2 – 3cm) đặt vào mũi.
+ Dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông (không cho máu chảy)
+ Lấy bông gòn ra khỏi mũi sau khi máu ngừng chảy (sau 1 – 1,5h).
Dùng bông gòn đã tẩm ướt đặt vào mũi
Đưa trẻ đi khám tại bệnh viện
+ Sau khi lấy bông ra khỏi mũi (1h) mà máu vẫn tiếp tục chảy, cần đưa con đến bệnh viện để khám vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm …
Lưu ý: khi thấy trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ và những người xung quanh không nên quá lo lắng, hoảng hốt gây tâm lý không tốt cho trẻ. Bên cạnh đó cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh.
Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ
Không cho trẻ ngoáy mũi
Nguyên nhân:
+ Ngoáy mũi nhiều, mạnh sẽ gây chảy máu cam.
+ Ngoáy mũi (tay bẩn) còn dẫn đến nhiễm trùng vùng mũi họng
Điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi, họng
Nguyên nhân:
+ Viêm phù nề mũi, họng (trẻ thường bị sốt cao) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.
Rửa nước muối sinh lý 2 tuần/1 lần cho mũi
+ 2 tuần/lần cha mẹ dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) để rửa sạch và bảo vệ mũi cho trẻ, tránh bụi bẩn, viêm nhiễm.
Điều trị viêm mũi họng để hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ
Lưu ý:
+ Không nên rửa nước muối nhiều lần sẽ làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ khiến mũi dễ bị tổn thương.
+ Bổ xung vitamin C và K cho cơ thể (các loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam).
+ Dùng máy tạo độ ẩm cho không khí (trong tiết thời hanh, khô)
+ Đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng (khi trẻ hay bị chảy máu mũi) để tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để hiện tượng chảy máu mũi.
Lời kết
Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện bất ngờ ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ do: thường xuyên bị viêm mũi, họng (sức đề kháng yếu) do thói quen ngoáy mũi, do chấn thương mũi (khi trẻ đùa nghịch), do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi…
Vì vậy, khi bị chảy máu cam, cha mẹ cần sơ cứu, cầm máu nhanh bằng cách: dùng tay ấn chặt hai cánh mũi, đặt bông gòn vào mũi….để hạn chế hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, nếu 1h sau khi sơ cứu, trẻ vẫn tiếp tục bị chảy máu cam thì gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Benh.vn