Vụ việc 2 mẫu sản phẩm mẫu bò viên Go Go và Merlion của công ty Việt Sin không có mẫu ADN bò hay sử dụng chất ure, nhiều loại phụ gia nhưng không hề công bố gây xôn xao dự luận. Câu hỏi được đặt ra tại sao những sản phẩm công bố sai sự thật như vậy vẫn được lưu thông trên thị trường. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề này.
Mục lục
Sản phẩm kém chất lượng vẫn được lưu hành
Liên tiếp nhiều năm được trao danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong đó có 2 sản phẩm mẫu bò viên Go Go và Merlion, công ty Việt Sin đã từng được thị trường và người tiêu dùng tín tín nhiệm. Vì vậy khi xảy ra sai phạm không ít người tiêu dùng cảm thấy lo lắng và băn khoăn trước những thông tin được công bố trên sản phẩm hiện nay.
Đứng trước tình trạng đó hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM đã phải vào cuộc. Hàng Việt Nam chất lượng cao là danh hiệu dựa trên sự bình chọn của người tiêu dùng và nhiều tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Theo hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết thông tin số liệu thẩm định của doanh nghiệp đều do các cơ quan quản lý có thẩm quyền cung cấp.
Quan sát trên mẫu bò viên Go Go và Merlion ngoài in logo hàng Việt Nam chất lượng cao còn có in cả tiêu chuẩn ISO 9001 2008, tiêu chuẩn hàng đầu về quản lý chất lượng cảu sản phẩm. Với những chứng nhận uy tín, công khai in trên bao bì như vậy có lẽ các tổ chức thẩm định không hề nghĩ đến việc các doanh nghiệp làm trái với cam kết khi được trao danh hiệu.
Dùng cá và thịt trâu tẩm với hương liệu bò sau đó đóng thành phẩm thành bò viên nhưng tại sao những mẫu sản phẩm này vẫn được các cơ quan chức năng xác nhận đầy đủ các tiêu chuẩn để sản xuất, kinh doanh và lưu hành trên thị trường trong khi một san phẩm phải có ít nhất 2 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý. Vậy đâu là kẽ hở trong sự việc lần này?
Trách nhiệm thuộc về bên nào ?
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở y tế TP.HCM
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở y tế TP.HCM xác nhận 2 mẫu bò viên Go Go và Merlion của công ty Việt Sin được đơn vị này duyệt cấp bản công bố quy định an toàn thực phẩm theo đúng chức năng. Tuy nhiên theo bà Mai- đại diên Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở y tế TP.HCM cho biết chi cục chỉ chịu trách nhiệm xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm dựa trên hồ sơ và mẫu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp còn việc hậu kiểm định kỳ lại thuộc trách nhiệm của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Không đồng tình với quan điểm của bà Mai, ông Thu-đại diện của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn lại lý giải hoàn toàn khác. Theo ông Thu Sở y tế mới chịu trách nhiệm chính giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường, khi có bất thường sẽ gửi báo cáo cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực tế dẫn chiếu nghi định thi hành luật An toàn thực phẩm của Chính phủ đối với các sản phẩm làm từ thịt, thủy sản thì trách nhiệm phải thuộc về Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sở này chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất và phải tổ chức thanh kiểm tra theo định kỳ để xử lý sai phạm nếu có.
Cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp xong rồi bỏ mặc cho doanh nghiệp tự sản xuất, tự lưu hành mà không giám sát hậu kiểm dẫn đến là sai phạm đánh tráo chất lượng. Lỗ hổng này cần phải được bịt kín để không còn hiện tượng “ con voi chui lọt lỗ kim” như 2 mẫu sản phẩm bò viên Go Go và Merlion của của công ty Việt Sin.
Benh.vn – Tổng hợp