Bia có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Nhưng trên các lon bia thường có dòng chữ: “Đừng uống trên 1 lít”, nghĩa là bia cũng có thể gây hại nếu uống quá nhiều.
Mục lục
Lịch sử ra đời của những vại bia
Bia đã được các công dân thành Babylone sáng chế ra từ 8.000 năm trước công nguyên. Khoảng 2.000 năm sau, người Ai Cập cũng biết cách lên men bia và chứa trong những bình lớn.
Nhà bác học Antonius Van Leeuvenkoek (thế kỷ 17) là người đầu tiên quan sát các yếu tố cấu tạo nên bia. Nhà bác học Louis Pasteur (1822-1895) đã thành công trong việc chứng minh sự lên men bia không phải chỉ là phản ứng hóa học, mà còn có sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí, đó chính là men bia. Men bia có tên khoa học Saccharomyces cerevisia, là loại nấm đơn bào đa công dụng dùng sản xuất bia, rượu, rượu vang, bánh mì…
Công dụng của men bia sống đối với sức khỏe
Men bia sống thường được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thiếu máu, kém ăn, chậm tăng trưởng, stress, rối loạn thần kinh. Khi kết hợp với selen, nó tạo thành phân tử selen hữu cơ, có tác dụng gia tăng hiệu năng chống các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và là một yếu tố quan trọng trong nhóm các chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe. Selen cũng là chất bảo vệ tế bào gan, bảo vệ tim mạch, cải thiện các bệnh ngoài da do gan suy yếu.
Men bia sống còn có tác dụng chống nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Các loại thuốc uống chứa men bia thường kết hợp men bia 400 mg với men bia – selen 75 mg, silice 25 mg, giúp tăng cường sức khỏe, chống nhiễm trùng (trong các trường hợp bị cảm, ho, nóng sốt). Men bia còn được dùng làm thực phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Men bia sống dùng làm thuốc thường có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae/1 g, chứa trong hai viên nang với hàm lượng 16 acid amin, 17 vitamin, 14 muối khoáng. Nó được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là véc tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại vitamin khác vào cơ thể.
Men bia cũng giúp tái tạo những vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường ruột, thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị loạn khuẩn ruột. Men bia còn có tác dụng lên da, tóc và móng.
Vì sao uống nhiều bia lại bị say?
Vì trong bia có cồn với hàm lượng thay đổi tùy loại. Nếu uống bia tươi, bạn sẽ càng mau say hơn. Mức độ say phụ thuộc vào nồng độ chất rượu trong máu:
– 0,05% rượu trong máu: Mất khả năng xét đoán, suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp tăng.
– 0,08%: Huyết áp tiếp tục tăng, khó kiềm chế cử chỉ, cử động không bình thường.
– 0,1%: Mất tự chủ, hay đi đi lại lại, miệng nói lắp bắp lung tung.
– 0,2: Thần kinh bị tác động nghiêm trọng, đi bắt đầu lảo đảo, nói to, không mạch lạc, nếu lái xe dễ gây ra tai nạn.
– 0,3%: Vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý nghĩ sai lầm.
– 0,4%: Nếu ngủ, khó đánh thức; không chủ động trong hành động.
– 0,5%: Ngất, trung khu thần kinh điều khiển sự hô hấp và tuần hoàn tim bị ngưng lại, dẫn đến tử vong.
Vì thế, khi uống đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, con người thường dễ bị say
Không chỉ gây say, việc uống bia nhiều có thể dẫn đến nhiều tác hại khác như tích mỡ ở bụng do thừa năng lượng. Khi đã quá chén, nếu hoạt tình dục và thụ thai, bào thai sẽ bị rượu gây tác động xấu.