Để điều trị ung thư mà vẫn bảo toàn khả năng sinh con, Moaza Alnatrooshi đông lạnh trứng từ khi lên 8 tuổi và nay sắp thụ tinh nhân tạo từ trứng này.
Ảnh: Internet
Huffingtonpost đưa tin Alnatrooshi đông lạnh buồng trứng lúc mới 8 tuổi sau khi được chẩn đoán mắc một rối loạn máu gọi là bệnh thiếu máu beta. Để điều trị bệnh, cô được hóa trị sau ghép tủy xương. Tuy nhiên vì hóa trị có thể gây ra thiệt hại cho buồng trứng, các chuyên gia đã quyết định đông lạnh buồng trứng cho Alnatrooshi với hy vọng sau này cô có thể được làm mẹ.
Năm ngoái, bác sĩ điều trị cho Alnatrooshi là Sara Matthews, đã gửi trứng của cô gái tới Đan Mạch, nơi thực hiện ca thụ tinh nhân tạo. 8 trứng được thu thập và 3 phôi đã được sản xuất. Một trong những phôi này sẽ được cấy ghép vào tháng tới. Bác sĩ cho biết họ tin tưởng rằng Alnatrooshi sẽ thụ thai.
Nếu Alnatrooshi mang thai, cô sẽ là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới sử dụng trứng đông lạnh trước tuổi dậy thì và cấy ghép trở lại vào cơ thể để mang thai. Alnatrooshi nói với tờ Sunday Timesrằng không gì hạnh phúc hơn khi cô được sử dụng trứng của mình để có một đứa con.
Tiến sĩ Matthews nhấn mạnh, ca thụ tinh này nếu thành công sẽ giúp rất nhiều phụ nữ khác trong tương lai. “Nó sẽ giúp phụ nữ bị ung thư hay các chứng bệnh trầm trọng phải hóa trị khác có con”.
Giáo sư Claus Yding Andersen của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết: “Nếu Alnatrooshi có thai thì đây là trường hợp đầu tiên có thai với trứng lấy ra từ trước lúc dậy thì. Những trường hợp như vậy thụ thai thành công sẽ mang lại hy vọng cho rất nhiều người không may mắn bị ung thư từ rất sớm”.
Tháng 11/2014, một phụ nữ 27 tuổi đã sinh hạ một bé trai khỏe mạnh sau khi trải qua một cấy ghép mô buồng trứng. Buồng trứng được gỡ bỏ và đông lạnh khi cô 13 tuổi, trong tuổi dậy thì.
Giáo sư Geeta Nargund, Giám đốc y tế của tổ chức Tạo khả năng sinh sản, nói với tờ The Huffington Post: “Nếu thành công, đây là một bước đột phá giúp các bạn gái trước tuổi dậy thì bị chẩn đoán ung thư được bảo tồn khả năng sinh sản của họ. Đông lạnh buồng trứng và cấy ghép vẫn là kỹ thuật thử nghiệm và chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu”.