Molnupiravir là một loại thuốc được BYT Việt Nam đưa vào sử dụng trong điều trị các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thời gian gần đây và bắt đầu thấy nhiều tín hiệu tích cực. Để hiểu kỹ hơn về loại thuốc này benh.vn sẽ tập hợp các nghiên cứu về thuốc Molnupiravir đã và đang thực hiện trên thế giới. Bài viết sau đây là tóm tắt một báo cáo nghiên cứu lâm sàng pha 2 đã thực hiện và báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về Retroviruses và Nhiễm trùng cơ hội, tháng 3 năm 2021.
Molnupiravir giúp loại bỏ virus ở người dùng
Mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần trong vòng 5 ngày giúp loại bỏ virus Sars-CoV-2 trong mũi họng của 49 người tham gia.
Bác sỹ Carlos del Rio, giáo sư y khoa ưu tú tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, gợi ý một tương lai có thể sử dụng Molnupiravir trong những ngày đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm COVID-19 để ngăn ngừa bệnh trở nặng, cũng tương tự như việc sử dụng Tamiflu để chống Cúm A.
“Tôi nghĩ rằng điều này cực kỳ quan trọng,” ông nói trên Bản tin y khoa Medscape. Đại học Emory, Hoa Kỳ đã tham gia một thử nghiệm với Molnupiravir nhưng del Rio không phải là một thành viên trong nhóm thử nghiệm. “Thuốc này cung cấp một giải pháp kháng virus đường uống có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân ngoại trú.”
Ông cũng cho rằng còn quá sớm để nói rằng thuốc này là đột phá để bác sỹ giúp mọi người không phải cấp cứu ICU.
Báo cáo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng pha 2 của Molnupiravir
Bác sỹ Wendy Painter, của Ridgeback Biotherapeurics, người thuyết trình về dữ liệu lâm sàng của Molnupiravir trong Hội thảo trực tuyến Retroviruses và Nhiễm trùng cơ hội cũng đồng với với ý kiến của del Rio. Trong khi dữ liệu đưa ra là rất hứa hẹn, “Chúng ta sẽ cần phải xem xét xem người bệnh có thực sự cảm thấy tốt hơn hay không” để đánh giá giá trị thực sự của loại thuốc này trên chăm sóc lâm sàng.
“Đó là mục tiêu của pha 3 chúng ta cần chứng minh,” bà phát biểu trên Tin tức y khoa Medscape. Hiệu quả và độ an toàn của nghiên cứu pha 2/3 hiện đang được triển khai trên bệnh nhân nhập viện và không nhập viện.
Trong bản giới thiệu rút gọn dữ liệu, bác sỹ Painter đã đưa ra những gì mà các nhà nghiên cứu biết cho tới hiện nay: các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy Molnupiravir hiệu quả chống lại một số chủng virus, trong đó có coronavirus và đặc biệt là SARS-CoV-2. Thuốc ngăn chặn virus nhân lên bằng cách tạo ra lỗi thảm họa virus – về cơ bản là làm quá tải virus với các bản sao và đột biến cho tới khi virus tự bị tiêu diệt và không thể nhân bản.
Trong pha 2a, thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 202 người lớn được điều trị ngoại trú với triệu chứng sốt hoặc các triệu chứng nhiễm virus hô hấp khác và đã dương tính với SARS-CoV-2 ở ngày thứ 4. Người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên chia thành 3 nhóm: 200mg Molnupiravir, 400mg Molnupiravir; hoặc 800mg Molnupiravir. Nhóm dùng 200mg Molnupiravir được ghép 1-1 với nhóm chứng sử dụng giả dược, và hai nhóm còn lại có 3 người trong mỗi nhóm thử nghiệm đối chứng.
Những người tham gia được sử dụng 2 viên mỗi ngày trong vòng 5 ngày và sau đó được theo dõi tiếp tục trong vòng 28 ngày để xem có tác dụng bất lợi nào không. Ở các ngày 3, 5, 7, 14 và 28, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu dịch mũi họng để làm xét nghiệm PCR kiểm tra virus, và nuôi cấy virus SARS-CoV-2 để xem lượng virus còn lại có đủ khả năng để lây nhiễm cho người khác hay không.
Đáng chú ý là, viên thuốc này không cần xử lý lạnh trong bất kỳ khâu nào, do đó tránh được thách thức về chuỗi lạnh như việc phân phối, sản xuất vắc xin.
“Nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải dễ dàng sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng thuốc kháng virus chống lại SARS-CoV-2,” bà Painter nói.
Trong số 202 người tham gia thử nghiệm, 182 mẫu có thể đánh giá, trong đó 78 mẫu có nhiễm trùng mức nền. Các kết quả dựa trên phòng thí nghiệm của 78 người tham gia. Ở ngày thứ 3, 28% bệnh nhân nhóm sử dụng giả dược có SARS-CoV-2 trong dịch mũi họng, so với 20.4% bệnh nhân dương tính trong bất kể nhóm sử dụng Molnupiravir nào. Nhưng tới ngày thứ 5, không có người nào trong nhóm sử dụng Molnupiravir có SARS-CoV-2 trong dịch mũi họng. So với, 24% người trong nhóm sử dụng giả dược vẫn phát hiện được virus.
Trong nửa liệu trình điều trị, những sự khác biệt về sự hiện diện của virus cũng rõ ràng. Ở ngày thứ 3 trong 5 ngày điều trị, 36.4% người tham gia nhóm 200mg phát hiện được virus trong dịch mũi họng, so với 21% ở nhóm 400mg và chỉ 12.5% ở nhóm 800mg. Mặc dù ở nhóm 200mg và 400mg cũng giảm đáng kể virus, nhưng tình trạng giảm đáng kể trên thống kê chỉ xảy ra ở nhóm 800mg.
Ngược lại, sau 5 ngày điều trị ở nhóm điều trị giả dược, tỷ lệ nhiễm virus cũng khác nhau ở các nhóm giả dược cụ thể là 18.2% ở nhóm giả dược 200mg với 30% ở nhóm giả dược 800mg. Điều này chỉ ra sự thay đổi diễn biến của virus SARS-CoV-2.
“Bạn cũng không biết” loại nhiễm trùng nào dẫn tới tình trạng bệnh nặng, bà Painter nói với Tin tức y khoa Medscape. “và chúng tôi cũng vậy”.
7 người tham gia thử nghiệm đã ngưng điều trị, trong đó chỉ có 4 người bị tác dụng bất lợi của thuốc. 3 trong số đó ngưng hẳn việc tham gia thử nghiệm do tác dụng bất lợi. Nghiên cứu này vẫn là nghiên cứu mù, do đó không rõ những tác dụng bất lợi đó là gì, tuy nhiên, bác sỹ Painter nói rằng họ không nghĩ tác dụng bất lợi đó liên quan tới việc dùng thuốc nghiên cứu.
Điểm mấu chốt là, bác sỹ Painter nói, những người được điều trị với Molnupiravir có kết quả hoàn toàn khác so với các biện pháp trong phòng thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu.
“Trung bình 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, 24% bệnh nhân nhóm dùng giả dược vẫn phát hiện dương tính” với SARS-CoV-2 – điều đó có nghĩa là không phải chỉ có virus ở trong dịch mũi họng, mà nó còn có khả năng khả năng lây nhiễm, bà Painter nói. “Trái lại, không có virus có khả năng lây nhiễm nào được phát hiện trong nghiên cứu sau 5 ngày ở bất kỳ nhóm sử dụng Molnupiravir nào”
Theo: Tóm tắt SS777. Giới thiệu 6 tháng 3 năm 2021, Hội thảo Retrovirus và Nhiễm trùng cơ hội 2021.
Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections 2021: Abstract SS777. Presented March 6, 2021.
Nguồn: Medscape.com