Mục lục
ACAPELLA – A là thuốc có thành phần chính là Aluminum hydroxide, Magnesium carbonate được sử dụng trong điều trị rối loạn đường tiêu hóa
Dạng trình bày
Viên nén bao phim
Dạng đăng kí
Thuốc kê đơn
Thành phần
Aluminum hydroxide
Magnesium carbonate và các tá dược như sorbitol, sucrose…
Dược lực học
– Aluminum hydroxide, Magnesium carbonate là các chất có bản chất mang tính kiềm nên kháng acid đối với các rối loạn đường tiêu hóa
– Gel nhôm hydroxyd khô là bột vô định hình, không tan trong nước và cồn. Bột này có chứa 50 – 57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxyd và có thể chứa các lượng khác nhau nhôm carbonat và bicarbonat.
– Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và magnesi. Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để thể hiện hết tác dụng trung hoà acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin, tác dụng này rất quan trọng ở người loét dạ dày.
Dược động học
– Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước.
– Khoảng 17 – 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường.
Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu. Nhôm có trong các thuốc kháng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphat ăn vào tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu và chứng giảm phosphat
Chỉ định
Ðiều trị ngắn hạn & dài hạn các chứng loét đường tiêu hoá & giảm do tăng tiết acid, tăng vận động dạ dày, ruột bị kích ứng & co thắt, đầy hơi khó tiêu, viêm dạ dày, ợ chua, viêm tá tràng, viêm thực quản, thoát vị khe, chế độ ăn không thích hợp, nhiễm độc alcol, đau sau phẫu thuật.
Chống chỉ định
– Glaucoma góc đóng. Tắc liệt ruột, hẹp môn vị.
– Liên quan magnesi: suy thận nặng.
Liều và cách dùng
* Người lớn: (>16 tuổi)
– Loét đường tiêu hoá & viêm dạ dày: 1-2 viên mỗi 4 giờ.
– Tăng tiết acid dạ dày: 1-2 viên sau khi ăn hay khi cần.
Tối đa 6 lần/ngày;
Không dùng quá 12 viên/ngày.
Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt.
Chú ý đề phòng và thận trọng
– Bệnh nhân suy mạch vành, suy tim hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
– Vì có chứa sorbitol và sucrose, nên thuốc này bị chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc mọi trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase.
– Nếu chế độ ăn có phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho.
– Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng, ở những bệnh nhân này, dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu.
– Nhôm hydroxyd có thể không an toàn trên những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu.
– Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc
– Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng hơn 10 ngày, hoặc diễn biến xấu hơn, cần tiến hành tầm soát nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị.
Tương tác thuốc
* Các thuốc kháng acide tương tác với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống:
Thận trọng khi phối hợp :
– Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazide), cycline, fluoroquinolone, lincosanide, kháng histamine H2, aténolol, métoprolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, fluorure sodium, glucocorticoide (cụ thể là prednisolone và dexamethasone), indométacine, kétoconazole, lanzoprazole, thuốc an thần kinh nhóm phénothiazine, pénicillamine, phosphore, muối sắt, sparfloxacine : giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của các thuốc trên.
-Kayexalate: giảm khả năng gắn kết của nhựa vào kali, với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở người suy thận.
Nên sử dụng các thuốc kháng acide cách xa các thuốc trên (trên 2 giờ và, trên 4 giờ đối với fluoroquinolone).
* Lưu ý khi phối hợp:
Dẫn xuất salicylate: tăng bài tiết các salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu.
Tác dụng không mong muốn
Có thể làm khởi phát:
– Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón).
– Mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm.
Quá liều
– Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại và liều lượng đã sử dụng trong thời gian sớm nhất để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra
– Vì thuốc có bản chất là các base nên vẫn có thể xảy ra tình trạng loét tá tràng, dạ dày nên khi thấy bất cứ điều gì bất thường phải ngừng sử dụng thuốc và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp xử trí kịp thời
Bảo quản
– Đảm bảo các điều kiện về bảo quản thuốc như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… theo đúng quy định về bảo quản thuốc
– Không tự ý cho thuốc vào toilet, cống rãnh… khi chưa sử dụng hết thuốc
* GIÁ BÁN LẺ SẢN PHẨM
200 000vnd/ 1 hộp (10 vỉ x 10 viên )