Acetylcystein là một loại thuốc có tác dụng loãng đờm được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Biệt dược
- ACC (Nhiều nước)
- ACC eco (Ecosol)
- ACC-Hexal (Đức)
- Acebraus (DE)
- Acedyn (Gerot)
- Acemuc (Sanoft-Pharnia)
- Acemucol (Thụy Sĩ)
- Acetabs (Đức)
- Acetein (Nhật)
- Acetylin (BMS)
- Acetylocysteina (Balan)
- Acetyst (Đức)
- Acromuc (Klinge)
- Actyl (Hán Quốc)
- Acyttein (Hàn Quốc)
- Acystin (Pharmedic)
- Airbron (Anh)
- Alveolex (Klinge)
- Asist (Bilim)
- Bisemuc (CTD Hoà Binh)
- Bromuc (Đức)
- Broncholysin (Séc)
- Broncoclar (Oberlin, Pháp)
- Bronkyl (Na uy)
- Brunac (Italia)
- Cystaine (Hàn Quốc)
- Cystamucil (Hà Lan)
- Durabronchal (Đức)
- Ecomucyl (Thụy Sĩ)
- Eure8piran (Đức)
Dạng thuốc
Gói thuốc cốm hoặc viên nén 100 và 200mg.
Ống 2 và 5ml, chứa 0,4g và 1g trong dd đệm pH=7 (để bơm khí dung hoặc nhỏ tại chỗ).
Thuốc nhỏ mắt 5%.
Dung dịch 10%. 20%.
Thuốc tiêm 20%.
Tác dụng
Làm lỏng dịch nhầy đường hô hấp. Làm lành tổn thương ở mắt. Giải độc paracetamol.
Chỉ định
Viêm phế quản cấp. Phế quản-phổi mạn.
Liều dùng
a) Xông khí dung: Các chứng tăng tiết dịch ở phế quản trong các bệnh phế quản-phổi, nhất là bệnh nhày nhớt (Mucoviscidose) – Bơm khí dung 2,5<10ml trong 24 giờ có thể chia làm 1-4 lần, mỗi lần từ 10-40 phút (có thể pha loãng vớỉ dd NaCI 0.5%).
b) Nhỏ tại chỗ (trực tiếp qua khí quản): để chăm sóc khi mổ khí quản, phòng và điều trị các biến chứng hô hấp trong và sau các phẫu thuật ở phế quản-phổi: Cứ 1-4 giờ nhỏ 1-2ml dd 20% (hoặc pha loãng 1/2 với dd NaCi 0,9%).
c) Uống: Viêm phế quản, viêm thanh-phế quản; phòng tai biến hô hấp khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tăng tiết phế quản; khí thũng phổi kèm ứ dịch nhày.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi; ngày 3 lần x 100mg-200mg.
- Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi: ngày 3 lần x 100mg.
- Trẻ em dưới 24 tháng: ngày 2 lần x 100mg.
Chống chỉ định
– Xông khí dung và nhỏ tại chỗ: đang có cơn hen: đang dùng kháng sinh liều cao kèm tổn thương niêm mạc hô hấp. Tiền sử hen.
– Uống: mẫn cảm với thuốc; loét dạ dày-tá tràng. Phenylceton niệu.
Lưu ý
Với người bị khí thũng phổi (do làm loãng đờm quá nhanh, nên dễ gây ra chứng tràn ngập đường hô hấp). không nên kết hợp với thuốc làm loãng đờm (tác dụng kiểu atropin). Tránh dùng cho phụ nữ có thai (Tuy rằng nghiên cứu trên súc vật chưa thấy tác dụng phụ gây dị dạng bào thai) và phụ nữ đang cho con bú (Chưa theo dõi sử dụng). Thận trọng với người loét dạ dày, tá tràng. Liều cao gây rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy). Tác dụng phụ: Mẫn cảm với thuốc, co thắt phế quản, mẩn ngứa ngoài da….., buồn nôn, nôn…..
Biệt dược: Fluimucil (Pháp), Parvolex (Anh)
Dạng thuốc: Lọ thuốc tiêm 25ml chứa 5g acetylcystein trong nước cất tiêm có thêm 50mg Natri edetat, và dd NaOH 50% v.đ để có pH 6,5.
– Ống tiêm 10ml có 2g acetylcystein.
Tác dụng: ở cơ thể người, acetylcystein (NAC) giải độc, có hiệu lực bảo vệ tế bào như mô gan chống lại độc tính của paracetamol khi dùng liều cao (khôi phục glutathion).
Chỉ định và liều dùng: Ngộ độc cấp do dùng quá liều paracetamol (trên 10g/1 lần) và khi bệnh nhân không uống được NAC.
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm theo phác đồ sau:
- Liều tấn công: 150mg/kg thể trọng pha vào 250ml dd glucose 5% và tiêm truyền trong 15 phút
- Tiếp đó, tiêm liều 50mg/kg pha vào 500ml dd trên và tiêm trong 4 giờ
- Cuối cùng: tiêm liều 100mg/kg pha vào 1 lít dd trên và tiêm trong 16 giờ.
Lưu ý: Để tiêm truyền nên dùng dụng cụ thuỷ tinh hoặc bằng chất dẻo, tránh các loại sắt, đồng, niken, cao su.