Mục lục
Fortum chứa thành phần hoạt chất là ceftazidime – kháng sinh cephalosporine thế hệ III dùng để điều trị các nhiễm khuẩn toàn thân.
Dạng trình bày
Lọ 1g bột pha thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền
Dạng đăng ký
Thuốc kê đơn
Thành phần
Mỗi lọ chứa:
– 1g ceftazidime pentahydrate
– 118 mg natri carbonate
Dược lực học
Nhóm điều trị: Kháng sinh cephalosporin thế hệ III điều trị nhiễm khuẩn toàn thân.
– Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn thông qua liên kết với protein liên kết penicillin (PBP). Điều này dẫn tới ngăn cản sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan), khiến cho vi khuẩn bị ly giải và tiêu diệt.
– Mối quan hệ PK/PD (dược động học/dược lực học): Với các cephalosporin, chỉ số PK/PD quan trọng nhất tương quan với hiệu lực in vivo là phần trăm khoảng đưa liều mà nồng độ thuốc tự do duy trì trên mức nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của ceftazidime với từng chủng mục tiêu (%T>MIC)
– Cơ chế kháng thuốc: Vi khuẩn kháng ceftazidime có thể do 1 hoặc nhiều hơn các cơ chế dưới đây:
+ bị thủy phân bởi enzym beta-lactamase. Ceftazidime có thể bị thủy phân bởi enzym beta-lactamase phổ mở rộng (ESBL), bao gồm cả họ SHV của ESBL và các enzym AmpC mà chúng có thể được tạo ra hoặc được giải phóng ổn định ở những chủng vi khuẩn Gram âm hiếu khí.
+ bị làm giảm ái lực liên kết của các PBP với ceftazidime
+ ngăn cản thấm thuốc qua màng, làm hạn chế sự liên kết của ceftazidime với PBP ở các vi khuẩn Gram âm
+ bơm tống thuốc
– Độ nhạy cảm vi sinh:
Tỷ lệ phổ biến của kháng thuốc mắc phải có thể gây biến đổi về mặt địa lý và với thời gian cho các chủng chọn lọc và thông tin cục bộ về kháng thuốc là cần có, đặc biệt khi điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Việc xin ý kiến chuyên gia là cần thiết khi sự phổ biến cục bộ của đề kháng thuốc đó là khi việc dùng ceftazidime ít nhất ở một vài loại nhiễm khuẩn là đáng nghi ngờ.
+ Các chủng nhạy cảm phổ biến:
*Gram dương ưa khí: Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae
*Gram âm ưa khí: Citrobacter koseri, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Neisseria menigitidis, Pasteurella multocida, Proteus mirabilis, Proteus spp (khác), Providencia spp.
+ Những chủng mà sự kháng thuốc mắc phải có thể là 1 vấn đề:
*Gram âm ưa khí: Acinetobacter baumannii, Burkholderia cepacia, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella spp (khác), Pseudomonas aeruginosa, Serratia spp, Morganella morganii
*Gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus, Staphylococcus pneumoniae, Streptococcus nhóm Viridans
*Gram dương kỵ khí: Clostridium perfringens, Peptostreptococcus spp.
*Gram âm kỵ khí: Fusobacterium spp.
+ Những chủng vốn đã kháng thuốc:
*Gram dương ưa khí: Enterococcus spp bao gồm Enterococcus faecalis và Enterococcus faecium, Listeria spp
*Gram dương kỵ khí: Clostridium difficile
*Gram âm kỵ khí: Bacteroides spp. (nhiều chủng Bacteroides fragilis đã kháng thuốc).
*Các chủng khác: Chlamydia spp, Mycoplasma spp, Legionella spp
Dược động học
– Hấp thu: Sau khi tiêm bắp ceftazidime liều 500 mg và 1g, nồng độ đỉnh trong huyết tương nhanh chóng đạt được lần lượt là 18 và 37 mg/l. 5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 500 mg, 1 g hoặc 2 g, nồng độ trong huyết tương lần lượt là 46, 87 và 170 mg/l. Động học của ceftazidime là tuyến tính tỏng khoảng đơn liều từ 0.5 đến 2 g sau khi dùng liều tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Phân bố:
Tỷ lệ liên kết protein huyết thanh của ceftazidime thấp khoảng 10%. Nồng độ vượt quá giới hạn MIC với những tác nhân gây bệnh thường gặp trong các mô như xương, tim, mât, nước bọt, nước mắt, màng hoạt dịch, dịch màng phổi và dịch màng bụng. Ceftazidime qua được nhau thai nhanh chóng, và được bài tiết vào sữa mẹ. Khả năng thấm qua hàng rào máu não kém, dẫn tới nồng độ của ceftazidim thấp trong màng não tủy khi không có nhiễm trùng. Tuy nhiên nồng độ từ 4 – 20 mg/l hoặc hơn có thể đạt được trong màng não tủy khi có nhiễm khuẩn màng não.
– Chuyển hóa: Ceftazidime không bị chuyển hóa
– Thải trừ:
Sau khi dùng đường uống, nồng độ thuốc trong huyết tương giảm với thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Ceftazidime bị bài tiết ở dạng không biến đổi qua nước tiểu bởi màng lọc cầu thận, ước tính khoảng 80 – 90% liều được tái hấp thu trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Dưới 1% được bài tiết qua mật.
*Với các nhóm bệnh nhân đặc biệt:
– Tổn thương thận: Thanh thải ceftazidime bị giảm ở các bệnh nhân suy giảm chức năng thận và cần được giảm liều.
– Tổn thương gan: Rối loạn chức năng gan nhẹ đến trung bình không ảnh hưởng tới dược động học của ceftazidime khi dùng liều đơn 2g đường tiêm mỗi 8 giờ trong 5 ngày, miễn là chức năng thận của bệnh nhân bình thường.
– Người già: Độ thanh thải suy giảm quan sát được ở bệnh nhân cao tuổi là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của độ thanh thải thận liên quan đến tuổi của ceftazidime. Thời gian bán thải trung bình khoảng 3.5 – 4 giờ sau khi dùng liều đơn hoặc dùng 2 lần/ngày lặp lại trong 7 ngày liều 2 g tiêm tĩnh mạch ở bệnh nhân 80 tuổi trở lên.
– Trẻ em: Thời gian bán thải của ceftazidime bị kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non khoàng 4.5 – 7.5 giờ sau khi dùng liều 25 – 30 mg/kg. Tuy nhiên ở trẻ 2 tháng tuổi, thời gian bán thải thuộc khoảng của người lớn.
Chỉ định
– Dùng cho điều trị nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ nhỏ, gồm cả trẻ sơ sinh:
+ Viêm phổi bệnh viện
+ Nhiễm trùng phổi – cuống phổi trong xơ nang
+ Viêm màng não do vi khuẩn
+ Viêm tai giữa mạn tính
+ Viêm tai ngoài ác tính
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng
+ Nhiễm trùng mô mềm và da có biến chứng
+ Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng
+ Nhiễm trùng xương – khớp
+ Viêm phúc mạc kết hợp với thẩm tách ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD)
-Điều trị ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mà xảy ra kết hợp với/hoặc bị nghi ngờ là kết hợp với bất kỳ nhiễm trùng nào kể trên,
– Ceftazidime có thể được dùng trong kiểm soát các bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính kèm sốt mà bị nghi ngờ là do nhiễm khuẩn.
– Ceftazidime có thể được dùng trong liệu pháp ngoài phẫu thuật ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu đang tiến hành cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP).
– Việc lựa chọn ceftazidime nên xem xét tới phổ kháng sinh của nó: chủ yếu là tiêu diệt các vi khuẩn gram âm ưa khí.
– Ceftazidime nên được dùng cùng với các tác nhân kháng sinh khác bất cứ khi nào khoảng khả dĩ của vi khuẩn không giảm trong phổ hoạt động của nó.
– Nên cân nhắc các hướng dẫn chính thống về việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với ceftazidime, với các kháng sinh cephalosporin khác hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Tiền sử mẫn cảm nặng (như là sốc phản vệ) với bất kỳ loại kháng sinh beta-lactam nào (penicillins, monobactams và carbapenems).
Liều dùng và cách dùng
– Với người lớn và trẻ em ≥ 40 kg:
+ Dùng gián đoạn:
*Nhiễm trùng phổi – cuống phổi trong xơ nang: 100 – 150 mg/kg/ngày mỗi 8h, tối đa 9 g/ngày
*Sốt giảm bạch cầu trung tính, Viêm phổi bệnh viện, Viêm màng não do vi khuẩn, Nhiễm khuẩn huyết: 2 g mỗi 8h
*Nhiễm trùng xương – khớp, Nhiễm trùng mô mềm và da có biến chứng, Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng, Viêm phúc mạc kết hợp với thẩm tách ở bệnh nhân CAPD: 1 – 2 g mỗi 8h
*Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng: 1 – 2 g mỗi 8h hoặc 12h
*Liệu pháp ngoài phẫu thuật ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu đang tiến hành cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP): 1 g lúc tiêm thuốc gây mê và liều thứ 2 khi cắt bỏ ống thông đường tiểu
*Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai ngoài ác tính: 1 – 2 g mỗi 8h
+ Truyền liên tục:
*Sốt giảm bạch cầu trung tính, Viêm phổi bệnh viện, Viêm màng não do vi khuẩn, Nhiễm khuẩn huyết, Nhiễm trùng phổi – cuống phổi trong xơ nang, Nhiễm trùng xương – khớp, Nhiễm trùng mô mềm và da có biến chứng, Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng, Viêm phúc mạc kết hợp với thẩm tách ở bệnh nhân CAPD: liều nạp 2 g sau đó là liều duy trì 4 – 6 g mỗi 24h
– Với trẻ em < 40 kg:
+ Dùng gián đoạn:
*Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng, Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai ngoài ác tính: 100 – 150 mg/kg/ngày chia thành 3 liều, cao nhất là 6 g/ngày
*Trẻ bị giảm bạch cầu trung tính, Nhiễm trùng phổi – cuống phổi trong xơ nang, Viêm màng não do vi khuẩn, Nhiễm khuẩn huyết: 150 mg/kg/ngày chia thành 3 liều, cao nhất là 6 g/ngày
*Nhiễm trùng xương – khớp, Nhiễm trùng mô mềm và da có biến chứng, Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng, Viêm phúc mạc kết hợp với thẩm tách ở bệnh nhân CAPD: 100 – 150 mg/kg/ngày chia thành 3 liều, cao nhất là 6 g/ngày
+ Truyền liên tục:
*Sốt giảm bạch cầu trung tính, Viêm phổi bệnh viện, Viêm màng não do vi khuẩn, Nhiễm khuẩn huyết, Nhiễm trùng phổi – cuống phổi trong xơ nang, Nhiễm trùng xương – khớp, Nhiễm trùng mô mềm và da có biến chứng, Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng, Viêm phúc mạc kết hợp với thẩm tách ở bệnh nhân CAPD: liều nạp 60 – 100 mg/kg sau đó là liều duy trì 100 – 200 mg/kg/ngày, cao nhất 6 g/ngày
*Với trẻ ≤ 2 tháng tuổi: với hầu hết các nhiễm khuẩn dùng liều 25 – 60 mg/kg/ngày chia thành 2 liều.
– Trẻ em: An toàn và hiệu lực của Fortum dùng đường tiêm truyền liên tục ở trẻ ≤ 2 tháng tuổi chưa được thực hiện.
– Người già: Quan sát thấy độ thanh thải giảm liên quan đến tuổi của ceftazidime ở bệnh nhân cao tuổi, liều hàng ngày không nên vượt quá 3 g ở những bệnh nhân trên 80 tuổi.\
– Tổn thương gan: Dữ liệu sẵn có không chỉ ra nhu cầu cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có tổn thương chức năng gan nhẹ hoặc trung bình. Không có dữ liệu nghiên cứu nào ở các bệnh nhân tổn thương gan nặng. Khuyến cáo cần giám sát lâm sàng chặt chẽ về hiệu quả và an toàn.
– Tổn thương thận:
Ceftazidime được bài tiết ở dạng không đổi qua thận. Do đó, ở những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm cần phải giảm liều:
+ ClCr: 50 – 31 ml/phút -> Nồng độ creatinine huyết thanh ước tính: 150 – 200 mcmol/l (1.7 – 2.3 mg/dl) -> Liều nạp 2 g sau đó liều duy trì 1 – 3 g/24h
+ ClCr: 30 – 16 ml/phút -> Nồng độ creatinine huyết thanh ước tính: 200 – 350 mcmol/l (2.3 – 4.0 mg/dl) -> Liều nạp 2 g sau đó liều duy trì 1 g/24h
+ ClCr ≤ 15 ml/phút -> Nồng độ creatinine huyết thanh ước tính: > 350 mcmol/l (> 4.0 mg/dl) -> Không đánh giá
Nên dùng liều nạp ban đầu 1 g, liều duy trì cần được dựa trên độ thanh thải creatinine.
– Cách dùng:
Liều phụ thuộc vào mức độ nặng, độ nhạy cảm, vị trí và loại nhiễm trùng và vào độ tuổi cũng như chức năng thận của bệnh nhân.
Dùng Fortum 1 g theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền, hoặc tiêm bắp sâu. Vị trí tiêm bắp được khuyến cáo là góc phần tư bên ngoài phía trên của cơ mông lớn hoặc phần ở bên của bắp đùi. Dung dịch Fortum được dùng trực tiếp vào trong tĩnh mạch hoặc được dùng qua hệ thống đặt ống nếu bệnh nhân đang phải tiếp nhận dịch ngoài đường ruột. Đường dùng thuốc tiêu chuẩn được khuyến cáo là tiêm tĩnh mạch gián đoạn hoặc truyền tĩnh mạch liên tục. Tiêm bắp chỉ nên được cân nhắc khi đường tĩnh mạch không thể hoặc ít phù hợp với bệnh nhân.
Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
– Mẫn cảm:
Với tất cả kháng sinh beta-lactam, phản ứng quá mẫn nghiêm trọng xảy ra đột ngột đã được báo cáo. Trong trường hợp phản ứng quá mẫn nặng, phải dừng việc điều trị bằng ceftazidime ngay lập tức và bắt đầu các phép đo mức độ khẩn cấp.
Trước khi điều trị khởi đầu, cần kiểm tra xem bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với ceftazidime hoặc với các cephalosporine khác hay với các kháng sinh beta-lactam khác hay không. Nên thận trọng nếu dùng ceftazidime với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh beta-lactam khác.
– Phổ tác dụng:
Ceftazidime có phổ tác dụng hạn chế. Không phù hợp khi dùng đơn độc cho điều trị nhiều loại nhiễm trùng trừ khi tác nhân gây bệnh đã có trong tài liệu và được biết là nhạy cảm hoặc có sự nghi ngờ lớn rằng hầu hết các yếu tố có thể gây bệnh đều có thể điều trị bằng ceftazidime. Điều này đặc biệt áp dụng khi cân nhắc điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng mô mềm và da, và nhiễm trùng xương khớp. Thêm vào đó, ceftazidime dễ bị thủy phân bởi nhiều loại beta lactamase phổ mở rộng (ESBL). Do đó thông tin về tỷ lệ phổ biến của các vi khuẩn sản sinh ra ESBL nên được xem xét khi lựa chọn ceftazidime để điều trị.
– Viêm ruột kết giả mạc:
Viêm ruột kết liên quan tới kháng sinh và viêm ruột kết giả mạc đã được báo cáo với tất cả kháng sinh, bao gồm ceftazidime, và có thể gây mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là việc cân nhắc chẩn đoán này ở bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy trong suốt hoặc sau khi dùng ceftazidime. Nên cân nhắc ngừng tiếp tục điều trị với ceftazidime và sử dụng liệu pháp đặc biệt điều trị Clostridium difficile. Không nên dùng các thuốc ức chế nhu động ruôt.
– Chức năng thận:
Điều trị đồng thới với liều cao cephalosporin và thuốc gây độc thận (như aminoglycoside hoặc thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide) có thể gây ảnh hưởng có hại tới chức năng thận.
Ceftazidime được thanh thải qua thận, do đó nên giảm liều dựa vào mức độ tổn thương thận. Bệnh nhân có tổn thương thận nên được giám sát chặt chẽ cả về an toàn và hiệu lực.
Di chứng trên hệ thần kinh đã được báo cáo ở nhiều giai đoạn khi không giảm liều cho bệnh nhân tổn thương thận.
– Sự sinh sản quá mức của các chủng không nhạy cảm:
Sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn tới sự quá sản của các chủng không nhạy cảm (ví dụ Enterococci, nấm) mà có thể yêu cầu ngừng việc điều trị hoặc các phép đo khác thích hợp. Lặp lại đánh giá điều kiện của bệnh nhân là cần thiết.
– Kiểm tra và đánh giá tương tác:
Ceftazidime không cản trở các kiểm tra bệnh đái tháo đường dựa vào enzyme, nhưng sự cản trở nhẹ (dương tính giả) có thể xảy ra với các phương pháp chữa bệnh bằng đồng (Benedict’s, Fehling’s, Clinitest)
Ceftazidime không cản trở đánh giá ion picrate kiềm cho creatinine.
Sự phát triển của kiểm tra Coomb dương tính kết hợp với dùng ceftazidime trong khoảng 5% bệnh nhân có thể cản trở thử nghiệm kết hợp chéo của máu.
– Lượng natri:
Fortum 1 g chứa 52 mg (2.3 mol) natri trong mỗi ống. Nên cân nhắc điều này với các bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiểm soát natri.
Các nghiên cứu tương tác chỉ được tiến hành với probenecid và furosemide.
Việc dùng đồng thời liều cao với thuốc gây độc thận có thể gây tác hại với chức năng thận.
Chloramphenicol đối kháng in vitro với ceftazidime và các cephalosporine khác. Tính phù hợp về mặt lâm sàng của phát hiện thì chưa rõ, nhưng nếu dùng đồng thời ceftazidime với chloramphenicol, nên cân nhắc khả năng đối kháng.
Tác dụng ngoài ý
– Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là tăng bạch cầu ưa acid, tăng tiểu cầu, viêm tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối khi dùng đường tĩnh mạch, tiêu chảy, tăng enzyme gan thoáng qua, ban sần hoặc mề đay, đau và/hoặc nhiễm trùng khi tiêm bắp và kiểm tra Coomb dương tính.
– Không phổ biến: nhiễm Candida (bao gồm viêm âm đạo và tưa lưỡi); tăng bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; đau đầu, chóng mặt; tiêu chảy liên quan tới kháng sinh và viêm ruột kết, đau bụng, buồn nôn, nôn; ngứa; mức độ cao thoáng qua của ure máu, nitrogen ure máu và/hoặc creatinine huyết thanh; sốt
– Rất hiếm: viêm thận kẽ, suy thận cấp
– Tần suất không rõ: chứng mất hạt bạch cầu, thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu lympho; quá mẫn (bao gồm co thắt phế quản và/hoặc tụt huyết áp); di chứng thần kinh, cảm giác khác thường; ăn không ngon; vàng da; hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Stevens-johnson, hồng ban đa dạng, chứng phù mạch, tương tác thuốc với chứng tăng bạch cầu ưa acid và các triệu chứng toàn thân.
Quá liều
Quá liều có thể dẫn tới di chứng thần kinh bao gồm bệnh não, co giật, hôn mê.
Các triệu chứng quá liều có thể xảy ra nếu không giảm liều 1 cách thích hợp ở bệnh nhân tổn thương thận.
Nồng độ trong huyết thanh của ceftazidime có thể giảm do thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng.