SANOFI SYNTHELABO VIETNAM
Dung dịch tiêm 2850 UI anti Xa/0,3 ml: bơm tiêm chứa 0,3 ml (loại không phân vạch), hộp 10
ống – Bảng B.
Dung dịch tiêm 3800 UI anti Xa/0,4 ml: bơm tiêm chứa 0,4 ml (loại không phân vạch), hộp 10
ống – Bảng B.
Dung dịch tiêm 5700 UI anti Xa/0,6 ml: bơm tiêm chứa 0,6 ml (loại có phân vạch), hộp 10 ống –
Bảng B.
THÀNH PHẦN
cho 1 ml Nadroparine calcium 9500 UI anti Xa (pH = 5)
DƯỢC LỰC
Fraxiparine là một héparine có trọng lượng phân tử thấp được tạo ra bằng cách phân cắt héparine chuẩn. Thuốc là một glycosaminoglycan với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 4300 dalton. Thuốc có tỉ lệ hoạt tính chống yếu tố Xa so với yếu tố IIa cao. Fraxiparine có tác dụng chống huyết khối vừa tức thì vừa lâu dài.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Các hoạt tính dược động học được xác định bằng cách đo hoạt tính chống yếu tố Xa trong huyết thanh. Nồng độ thuốc tối đa đạt được trong huyết thanh khoảng 4-6 giờ sau khi tiêm dưới da.
Thời gian bán hủy thải trừ sau khi dùng lặp đi lặp lại là 8-10 giờ. Hoạt tính chống yếu tố Xa kéo dài ít nhất 18 giờ sau khi tiêm dưới da.
Tính khả dụng sinh học của thuốc gần như hoàn toàn (khoảng 98%).
CHỈ ĐỊNH
– Phòng ngừa thuyên tắc mạch do huyết khối, đặc biệt trong phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật tổng quát bệnh nhân nội khoa có nguy cơ cao (suy hô hấp và/hay nhiễm trùng hô hấp và/hay suy tim), nằm viện khoa săn sóc đặc biệt.
– Điều trị các huyết khối đã thành lập ở tĩnh mạch sâu.
– Ngăn ngừa cục máu đông trong tuần hoàn ngoài cơ thể khi chạy thận nhân tạo.
– Điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không sóng Q.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Mẫn cảm với nadroparine.
– Tiền căn xuất huyết giảm tiểu cầu với nadroparine.
– Các dấu xuất huyết hoặc tăng nguy cơ xuất huyết có liên quan đến các rối loạn về cầm máu ngoại trừ đông máu nội mạch lan tỏa không phải do héparine gây ra.
– Tổn thương các cơ quan dễ gây chảy máu (chẳng hạn loét dạ dày tiến triển).
– Xuất huyết não.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cấp tính.
Chống chỉ định tương đối khi phối hợp với các thuốc salicylate, thuốc kháng viêm không corticoide, ticlopidine.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
– Do héparine có thể gây xuất huyết giảm tiểu cầu, phải theo dõi đều đặn số lượng tiểu cầu trong quá trình điều trị với Fraxiparine.
– Vài trường hợp hiếm gặp xuất huyết giảm tiểu cầu, đôi khi rất nặng đã được báo cáo. Các trường hợp này có thể phối hợp hoặc không với huyết khối động mạch hay tĩnh mạch và cần phải ngưng điều trị.
– Nên cân nhắc chẩn đoán trong trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu cũng như các tình trạng làm xấu thêm huyết khối nguyên phát trong khi đang điều trị hoặc trong trường hợp có đông máu nội mạch lan tỏa hoặc có huyết khối xảy ra trong khi điều trị. Những tác dụng này có lẽ do cơ chế miễn dịch-dị ứng và trong lần điều trị đầu tiên, các tác dụng này thường xuất hiện vào khoảng từ ngày 5 đến ngày 21, cũng có thể xảy ra sớm hơn nếu có tiền căn xuất huyết giảm tiểu cầu do héparine.
– Khi có tiền căn xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra với héparine (h parine kinh điển hay héparine có trọng lượng phân tử thấp), có thể dùng Fraxiparine nếu thật sự có chỉ định phải điều trị với héparine. Trong những trường hợp như vậy, phải theo dõi lâm sàng cẩn thận và đánh giá số lượng tiểu cầu ít nhất mỗi ngày một lần. Ngưng điều trị ngay lập tức nếu có xuất huyết do giảm tiểu cầu vì đã có một vài báo cáo về khả năng xuất huyết trở lại có thể xảy ra sớm.
– Khi xảy ra xuất huyết giảm tiểu cầu do h parine (h parine kinh điển hay héparine có trọng lượng phân tử thấp), việc thay thế bằng các héparine có trọng lượng phân tử thấp khác phải được xem xét nếu cần thiết tiếp tục sử dụng héparine. Trong những trường hợp như thế, nên theo dõi hàng ngày và ngưng điều trị càng sớm càng tốt vì đã có một vài báo cáo về việc xuất huyết giảm tiểu cầu lại tiếp tục sau khi thay thế thuốc. Các xét nghiệm về độ kết tập tiểu cầu in vitro chỉ có giá trị giới hạn.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
– Sử dụng thuốc cẩn thận trong trường hợp có suy gan, suy thận, cao huyết áp nặng, tiền căn loét dạ dày hay tổn thương các cơ quan khác có xu hướng chảy máu, các bệnh lý mạch máu của hắc võng mạc, giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật não, tủy sống hoặc mắt.
– Cân nhắc giảm liều ở bệnh nhân suy thận nặng.
– Héparine ức chế tiết aldosterone của thượng thận, gây tăng kali máu, đặc biệt ở các bệnh nhân có tăng kali hay có nguy cơ tăng kali (như tiểu đường, suy thận mãn, tiền rối loạn toan máu hay dùng thuốc tăng kali máu như ức chế men chuyển, kháng viêm không stéroide).
Nguy cơ tăng kali máu tăng theo thời gian điều trị nhưng thường hồi phục. Cần theo dõi kali máu cho đối tượng nguy cơ.
– Nguy cơ tụ máu tủy/ngoài màng cứng tăng cao nếu đặt ống thông ngoài màng cứng hay dùng phối hợp với các chất ảnh hưởng đến cầm máu : kháng viêm không stéroide, ức chế tiểu cầu, kháng đông. Nguy cơ sẽ tăng lên do chấn thương hay do thực hiện chọc dò tủy sống, chọc dò ngoài màng cứng nhiều lần.
Vì vậy thực hiện đồng thời việc ức chế thần kinh trung ương bằng gây tê tủy sống và điều trị bằng kháng đông phải được cân nhắc cẩn thận:
– Ở bệnh nhân đang điều trị kháng đông, lợi ích của ức chế t