DB PHARMA c/o GALIEN
viên ngậm màu cam: hộp 30 viên.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên Sodium picosulfate 0,005 g
DƯỢC LỰC
Thuốc nhuận trường kích thích.
Thuốc có tác dụng điều chỉnh trao đổi nước – điện giải ở ruột và kích thích cơ năng vận động của đại tràng.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị chứng táo bón.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh lý viêm đại tràng (viêm trực tràng có loét, bệnh Crohn…), hội chứng tắc ruột hoặc bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Việc dùng thuốc để điều trị táo bón chỉ là một biện pháp hỗ trợ cho chế độ vệ sinh – tiết thực:
– ăn thức ăn giàu chất sợi thực vật, uống nhiều nước,
– hoạt động thể lực đúng mức và tập phản xạ đi cầu mỗi sáng.
Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận trường quá 10 ngày.
Dùng lâu dài thuốc nhuận trường có thể dẫn đến hai loại rối loạn:
– bệnh do thuốc nhuận trường với bệnh đại tràng chức năng nặng, bệnh nhiễm hắc tố trực đại tràng, rối loạn nước điện giải kèm hạ kali trong máu; rối loạn này hiếm khi xảy ra
– tình trạng lệ thuộc với nhu cầu thường xuyên về thuốc nhuận trường, đòi hỏi tăng liều và táo bón nghiêm trọng trong trường hợp ngưng thuốc; tình trạng lệ thuộc này xảy ra tùy theo bệnh nhân, có thể bác sĩ không hay biết.
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Thuốc không cho tác dụng gây quái thai trong các thử nghiệm trên động vật. Do còn thiếu số liệu ở người, không nên kê toa cho phụ nữ đang mang thai.
Lúc nuôi con bú:
Không có số liệu về sự bài tiết qua sữa mẹ, không nên dùng thuốc trong thời gian cho con bú.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không nên phối hợp:
– Thuốc chống loạn nhịp gây xoắn đỉnh: bépridil, thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia (loại quinidine), sotalol, amiodarone: gây xoắn đỉnh (hạ kali huyết cũng như nhịp tim chậm và khoảng QT dài là những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh).
– Vincamine (không phải thuốc chống loạn nhịp nhưng cũng gây xoắn đỉnh): gây xoắn đỉnh (hạ kali huyết cũng như nhịp tim chậm và khoảng QT dài là những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh).
Nên sử dụng thuốc nhuận trường không gây kích thích.
Thận trọng khi phối hợp:
– Digitalis: hạ kali huyết gây thuận lợi cho các tác dụng độc của digitalis.
Nên theo dõi kali huyết và kiểm tra điện tâm đồ nếu có thể.
Nên sử dụng thuốc nhuận trường không gây kích thích.
– Các thuốc gây hạ kali huyết khác: amphot ricine B (đường tĩnh mạch), corticoide (gluco, min ralo: đường toàn thân), tétracosactide, thuốc lợi tiểu hạ kali huyết (đơn trị hay phối hợp):
có nguy cơ tăng mức độ hạ kali huyết (do hiệp đồng tác dụng).
Theo dõi kali huyết và điều chỉnh kali huyết nếu cần.
Nên sử dụng thuốc nhuận trường không gây kích thích.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Có thể gây tiêu chảy, đau bụng, nhất là ở người bị bệnh đại tràng.
Có thể gây hạ kali huyết.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Người lớn: 1 viên (nếu cần có thể dùng 2 viên).
Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi: 1/4-1 viên.
Có thể ngậm hoặc nhai vào buổi tối lúc đi ngủ hoặc cũng có thể dùng vào buổi sáng.