HOFFMANN – LA ROCHE
Viên nén 0,375 mg: hộp 100 viên – Bảng A.
Viên nén 0,750 mg: hộp 100 viên – Bảng A.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên Zalcitabine 0,375 mg
cho 1 viên Zalcitabine 0,750 mg
DƯỢC LỰC
Kháng rétrovirus.
Cơ chế tác động:
Zalcitabine là một hợp chất tổng hợp, có cấu trúc tương tự 2′-désoxycytidine, là một nucléoside tự nhiên, trong đó nhóm hydroxyle ở vị trí 3′ được thay thế bằng nguyên tử hydrogène. Ở trong tế bào, zalcitabine được chuyển đổi thành một chất chuyển hóa có hoạt tính, là didésoxycytidine 5′ triphosphate (ddCTP) bằng các enzyme của tế bào.
Chất didésoxycytidine 5′ triphosphate bắt chước chất nền tự nhiên của men transcriptase đảo ngược của VIH là désoxycytidine triphosphate (dCTP), và hãm lại quá trình sao chép của VIH in vitro do ức chế cạnh tranh trên sự tổng hợp ADN của virus nhờ tác động làm đứt chuỗi ngay từ đầu.
Các nghiên cứu so sánh tác động kháng virus của zalcitabine trên các virus VIH-1 và VIH-2 in vitro không cho thấy có sự khác biệt nào đáng kể trên tính nhạy cảm giữa hai loại virus khi tác động được đánh giá dựa trên hiệu lực gây độc tính trên tế bào virus. Mối liên quan giữa một bên là tác động ức chế VIH bởi zalcitabine in vitro, và một bên là sự ức chế quá trình sao chép của VIH trên bệnh nhân đã bị nhiễm hoặc trên đáp ứng lâm sàng với điều trị, hiện chưa được thiết lập.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Dược động học của zalcitabine đã được đánh giá qua các nghiên cứu trên bệnh nhân người lớn đã bị nhiễm VIH sau khi dùng các liều uống 0,01 mg/kg, 0,03 mg/kg và 1,5 mg và dùng đường tiêm tĩnh mạch liều 1,5 mg (trong 1 giờ).
Hấp thu và sinh khả dụng:
Bệnh nhân đã bị nhiễm VIH, sau khi uống thuốc, có sinh khả dụng trung bình tuyệt đối trên 80%.
Sự hấp thu zalcitabine liều 1,5 mg bằng đường uống (n = 20) bị giảm khi dùng chung với thức ăn, kết quả là nồng độ tối đa trung bình trong máu (Cmax) sẽ giảm 39%, từ 25,2 ng/ml xuống còn 15,5 ng/ml, và tăng gấp đôi thời hạn trung bình cần thiết để đạt được nồng độ tối đa (Tmax), từ 0,8 giờ (lúc đói) lên 1,6 giờ (khi có thức ăn). Diện tích dưới đường cong phản ánh mức trung bình hấp thu cũng giảm 14%. Ảnh hưởng trên lâm sàng của sự giảm này chưa được biết đến.
Phân phối:
Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều 1,5 mg zalcitabine, thể tích phân phối ở tình trạng cân bằng trung bình là 0,634 l/kg (+/- 0,127). Gắn kết với protéine huyết tương dưới 4%, điều này có nghĩa là không chắc có xảy ra tương tác với các thuốc có gắn kết cao với protéine huyết tương.
Các nồng độ đo lường được của zalcitabine được phát hiện trong dịch não tủy từ 2 đến 3,5 giờ sau khi truyền tĩnh mạch 0,06 mg/kg hoặc 0,09 mg/kg. Tương quan giữa các nồng độ (dịch não tủy – huyết tương) được ghi nhận trong khoảng 9-37% (trung bình 20%), điều này cho thấy rằng hoạt chất thuốc đi qua được hàng rào máu não.
Chuyển hóa và đào thải:
Zalcitabine được phosphoryl hóa ở trong tế bào thành zalcitabine triphosphate, là chất nền của men transcriptase đảo ngược của VIH. Nồng độ của zalcitabine triphosphate rất thấp không thể định lượng được sau khi dùng với liều điều trị ở người.
Sự chuyển hóa của zalcitabine ở người không được đánh giá hoàn toàn. Zalcitabine không bị chuyển hóa đáng kể ở gan. Bài tiết qua thận là đường đào thải chánh, chiếm khoảng 70% liều uống được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ trong 24 giờ đầu. Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 2 giờ và dao động từ 1 đến 3 giờ ở từng bệnh nhân.
Thời gian bán hủy trong tế bào của chất chuyển hóa có hoạt tính (ddCTP) trong khoảng từ 7 đến 10 giờ.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, thanh thải hoàn toàn trong cơ thể trung bình là 285 ml/phút.
Lượng zalcitabine đã được đánh dấu được đào thải qua phân dưới 10%.
Các kết quả ghi nhận được ở người suy thận (thanh thải cr atinine dưới 55 ml/phút) cho thấy rằng thời gian bán hủy của zalcitabine dài hơn (cho đến 8,5 giờ) so với người có chức năng thận bình thường. Sau khi dùng liều duy nhất, đỉnh hấp thu trong huyết tương cao hơn ở một vài bệnh nhân.
Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, dược động học của zalcitabine không bị biến đổi sau khi dùng các liều lặp lại 3 lần/ngày. Sự tích tụ của hoạt chất trong huyết tương không đáng kể.
AN TOÀN TIỀN LÂM SÀNG
Khả năng gây ung thư:
Các u bạch huyết bào ở tuyến ức đã được quan sát ở chuột sau khi dùng dài hạn ddC với liều 1000 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, cho đến nay không phát hiện có gây u bạch huyết bào trong các nghiên cứu lâm sàng.
Khả năng gây đột biến:
Các test Ames được thực hiện trên các chủng khác nhau có hoặc không gây hoạt hóa sự chuyển hóa, không ghi nhận thấy một khả năng gây đột biến nào. Các test trên tế bào phổi của chuột lang Trung quốc (với có hoặc không gây sự chuyển hóa hoạt hóa) và trên các tế bào của u bạch huyết bào của chuột cũng không ghi nhận một khả năng gây đột biến nào. Một test về sự tổng hợp ADN không có trong chương trình, được thực hiện trên các tế bào gan của chuột cống, không ghi nhận có tăng khả năng hồi phục các sang thương của ADN.
Các bạch huyết bào ở máu ngoại biên ở người được điều trị bằng zalcitabine, có hoặc không có sự chuyển hóa hoạt hóa ; ở nồng độ >= 1,5 mg/ml, mức độ gây sai lạc nhiễm sắc thể tăng phụ thuộc vào liều đã được phát hiện. Ở liều uống từ 2500 đến 4500 mg/kg zalcitabine gây rạn nứt (clastogène) trong các test trên vi nhân (micronucleus) ở chuột.
Khả năng sinh sản:
Khả năng thụ tinh và sinh sản đã được đánh giá ở chuột cống ở những nồng độ trong huyết tương cao, theo giá trị của diện tích dưới đường cong, cho đến gấp 2142 lần nồng độ đạt được ở người khi dùng liều điều trị tối đa khuyến cáo. Không một tác dụng ngoại ý nào được ghi nhận ở những nồng độ này trên khả năng thụ thai và sinh sản. Ở liều cao hơn, được ghi