Tên chung quốc tế: Imipramine.
Loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Viên nén 10 mg, 25 mg; ống tiêm: 25 mg/2 ml; sirô: 25 mg/5ml.
Chế tác dụng
Imipramin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc có nhiều cơ chế tác dụng: Tác dụng giống noradrenalin, serotonin, chẹn thần kinh đối giao cảm trung tâm và ngoại biên và với liều cao ức chế thần kinh alpha giao cảm. Imipramin ức chế tái thu hồi các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các neuron bài tiết monoamin. Tác dụng lên tái thu hồi noradrenalin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc.
Dược động học
Khi uống, thuốc hấp thu nhanh và nhiều ở ống tiêu hóa; Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh xuất hiện khoảng 1 giờ sau khi uống. Thể tích phân bố là 10 – 20 lít/kg; khả dụng sinh học sau khi uống khoảng 95%; tỷ lệ gắn với protein là 90 %; thuốc được phân bố rộng khắp các mô. Ở giai đoạn ổn định, nồng độ thuốc cao nhất ở phổi, tiếp sau ở não, mô mỡ và trong huyết tương. Nửa đời thải trừ từ 6 đến 8 giờ. Thuốc chuyển hóa mạnh ở gan. Lần qua gan đầu tiên, thuốc được chuyển hóa thành các chất liên hợp và không liên hợp, một số chất chuyển hóa này (desipramin, 2 – OH imipramin, 2 – OH desipramin) có hoạt tính và nồng độ các chất này trong huyết thanh có thể có liên quan tới độc tính của thuốc. Sự khử n – methyl của imipramin là do CYP2C 19 chi phối. Sự hydroxyl hóa imipramin có thể bị bão hòa, dẫn đến tích tụ thuốc. Chất chuyển hóa khử n – methyl là desipramin được sử dụng trong lâm sàng. Imipramin và các chất chuyển hóa được đào thải theo nước tiểu; nước tiểu acid làm tăng lượng thuốc được đào thải. Nửa đời thải trừ imipramin ở trẻ em từ 6 đến 15 giờ; nửa đời trong huyết thanh của thuốc ở người già 25 – 30 giờ. Nếu tiêm bắp nửa đời thải trừ cuối cùng của imipramin và của các chất chuyển hóa có hoạt tính dài hơn so với uống từ 1,5 đến 2 lần. Không cần phải điều chỉnh liều ở người suy thận mặc dù thuốc và các chất chuyển hóa đào thải qua thận.
Tác dụng điều trị của thuốc xuất hiện trong vòng từ 7 đến 21 ngày; tác dụng điều trị tối đa có thể đạt được sau 4 đến 6 tuần.
Chỉ định
Trầm cảm nội sinh hoặc không nội sinh. Trầm cảm trong loạn dưỡng tăng trương lực cơ. Trầm cảm tâm căn. Trầm cảm hoang tưởng (phối hợp với một thuốc an thần kinh).
Ðái dầm (ở trẻ em), đái không tự chủ do gắng sức (ở người lớn). Rối loạn lo âu (cơn hoảng sợ), các vấn đề hành vi ở trẻ em như giảm chú ý, ám ảnh sợ khoảng trống.
Chống chỉ định
Quá mẫn với imipramin. Có thai.
Suy tim sung huyết, đau thắt ngực, bệnh tim mạch, loạn nhịp tim; dùng đồng thời với thuốc ức chế monoamin oxydase.
Thận trọng
Người bệnh tăng hoạt động hoặc kích động, người cao tuổi, động kinh, glôcôm góc hẹp, cường giáp, có bệnh thận, bệnh gan hoặc xơ gan, quá mẫn với sulfid (chỉ đối với thuốc tiêm có chứa sulfid).
Thời kỳ mang thai
Imipramin đi qua nhau thai. Không nên dùng thuốc này cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Imipramin được đào thải theo sữa mẹ. Tránh dùng imipramin ở phụ nữ cho con bú có thể gây tác dụng như atropin ở trẻ bú mẹ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Ăn mất ngon. Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh, rối loạn điện tâm đồ (sóng T, khoảng ST), loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền (QRS và PR kéo dài, blốc dẫn truyền), hồi hộp.
Thần kinh: Run, loạn cảm, mất ngủ, kích thích. Nội tiết: Giảm kích dục, liệt dương. Tiêu hóa: Ðau bụng, táo bón. Da: Ngoại ban, mày đay. Tiết niệu – sinh dục: Ðái khó. Mắt: Rối loạn điều tiết.
Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000
Thần kinh: Ðộng kinh. Tâm thần: Trầm cảm.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân:
Máu: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp, phản ứng co mạch ngoại biên. Thần kinh: Ðiện não đồ bất thường, giật cơ, triệu chứng ngoại tháp, rối loạn điều phối, lú lẫn, mất định hướng (người già), ảo giác, hung hãn.
Nội tiết: Tăng tiết sữa, cường giáp, rối loạn cân bằng hormon chống lợi niệu. Tiêu hóa: Viêm miệng, chán ăn, liệt ruột. Da: Ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, nổi ban hay phù cục bộ hoặc toàn thân.
Gan: Tăng transaminase, viêm gan. Hô hấp: Viêm phế nang dị ứng (viêm phổi) có tăng bạch cầu ưa eosin. Mắt: Giãn đồng tử, glôcôm. Tai: Ù tai. Tâm thần: Lú lẫn, mất định hướng (người cao tuổi), hoang tưởng, hung hãn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Phần lớn các tác dụng phụ là những biểu hiện do chẹn thần kinh đối giao cảm của thuốc. Giảm liều sẽ làm giảm hoặc mất các tác dụng này.
Liều lượng và cách dùng
Tùy theo từng người bệnh. Gợi ý về liều trong một số bệnh:
Liều cho người lớn:
Tiêm bắp: Trong giai đoạn đầu điều trị, nếu không thể uống được, tiêm bắp liều ban đầu để điều trị trầm cảm cho tới 100 mg/ngày chia làm nhiều lần nhưng phải thay thế bằng uống càng sớm càng tốt. Ðối với thiếu niên và người bệnh ngoại trú, cần giảm liều.
Uống: Chứng sợ khoảng rộng, hiệu quả phụ thuộc vào liều; có thể tới 150 mg/ngày hoặc cao hơn.
Chứng ăn vô độ: 75 – 275 mg/ngày.
Trầm cảm: Người bệnh nội trú: Liều ban đầu thường là 100 mg/ngày chia làm nhiều lần, nếu cần tăng dần lên tới 200 mg/ngày. Nếu sau 2 tuần không có kết quả thì có thể tăng liều lên tới 250 – 300 mg/ngày. Người bệnh ngoại trú: Liều ban đầu thường là 75 mg/ngày uống một lần hay chia làm nhiều lần; liều tối đa nên dùng là 150 – 200 mg/ngày. Liều duy trì hằng ngày (150 mg/ngày hoặc ít hơn) có thể uống một lần vào lúc đi ngủ. Có thể dùng thuốc dài ngày để điều trị duy trì đối với người bệnh trầm cảm mạn tính có đáp ứng