Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang Chủ » Thuốc và biệt dược » O » OXYBENZON
Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

O

OXYBENZON

Theo dõi Benh.vn trên

Cập nhật: 04/04/2018 lúc 10:03 sáng

Tên chung quốc tế: Oxybenzon

Loại thuốc: Thuốc chống nắng.

Dạng thuốc và hàm lượng

Eucerin Plus dùng bôi mặt có SPF 15 (SPF: yếu tố bảo vệ chống nắng) chứa những thành phần hoạt tính: Octyl methoxycinamat, oxybenzon, octyl salicylat và những thành phần khác: glycerin, urê, glyceryl stearat, octydodecanol, cyclomethicon, vitamin E, methyl – cloroisothiazolinon, methylisothiazolinon và chất khác.

Kem bôi da Solbar PF có SPF 50 chứa: Oxybenzon, octyl methoxycinamat, octocrylen.

Dịch lỏng Solbar PF có SPF 30 chứa: Oxybenzon, octyl methoxycinamat, octocrylen và cồn SD 40.

Cơ chế tác dụng

Oxybenzon là một chất thay thế của benzophenon, hầu như không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong rượu và toluen. Oxybenzon dùng để bôi ngoài như một thuốc chống nắng. Benzophenon hấp thu có hiệu quả bức xạ UVB suốt phạm vi (bước sóng 290 đến 320 nanomet) và cũng hấp thu một số bức xạ UVA, bước sóng từ 320 đến bước sóng khoảng 360 nm và một số bức xạ UVC bước sóng khoảng 250 đến 290 nm. Do đó, benzophenon được dùng để phòng cháy nắng và cũng có thể bảo vệ 1 phần nào chống lại phản ứng mẫn cảm với ánh sáng do thuốc hoặc nguyên nhân khác liên quan đến ánh sáng UVA; trong thực tế, thuốc này thường được phối hợp với 1 thuốc chống nắng ở nhóm khác.

Khi bôi ngoài thuốc chống nắng benzophenon, đã có viêm da dị ứng do tiếp xúc hoặc tiếp xúc với ánh sáng.

Ánh sáng mặt trời gồm tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được và tia tử ngoại (UV). Tia tử ngoại có bước sóng 290 – 310 nm (UVB) gây cháy nắng và rám nắng, còn tia có bước sóng 310 – 400 nm (UVA) chỉ gây rám nắng.

Tia tử ngoại mặt trời có thể nguy hại cho da, gây những rối loạn như phát ban đa dạng do ánh sáng, mày đay do nắng và nhiều rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện ở da khác nhau. Tia này còn gây (hoặc ít nhất làm nặng thêm) những rối loạn như trứng cá đỏ và luput ban đỏ và còn có thể gây tăng nhạy cảm với ánh sáng ở những bệnh nhân uống một số thuốc như demeclocyclin, phenothiazin hoặc amiodaron. Tất cả những chứng bệnh này (và cả cháy nắng) đều có thể xảy ra chỉ sau thời gian phơi nắng tương đối ngắn.

Phơi nắng thời gian dài hơn có thể gây những vấn đề nghiêm trọng hơn. Hiện nay người ta cho rằng cả u hắc tố và các ung thư da khác không u hắc tố đều do đột biến bởi tia tử ngoại mặt trời. Phơi nắng có thể làm cho da nhăn và phát triển những dấu hiệu của sự lão hóa. Bức xạ tử ngoại mặt trời còn gây những đợt tái phát ecpet môi (mặc dù không biết tác dụng của phơi nắng là cục bộ hay toàn thân).

Bước sóng trung bình UVB gây cháy nắng và góp phần làm thay đổi lâu dài, gây ung thư da và lão hóa. Bước sóng dài UVA không gây cháy nắng nhưng lại gây phản ứng nhạy cảm với ánh sáng và bệnh da do ánh sáng. Những tia này còn có thể góp phần gây thương tổn lâu dài và có liên quan đến bệnh sinh của ung thư da và thương tổn do ánh sáng. Thuốc chắn nắng là thuốc dùng tại chỗ để làm giảm lượng tia tử ngoại tới da, hoặc phong bế hoàn toàn tia này. Các thuốc chắn nắng dùng bôi được chia thành thuốc vật lý và thuốc hóa học.

Thuốc chắn nắng vật lý gây phản xạ và khuếch tán tia tử ngoại UVA, UVB và ánh sáng nhìn thấy được. Những thuốc này mờ đục, do đó thường không được chấp nhận về mặt thẩm mỹ, và chỉ được dùng khu trú như ở mũi. Những chế phẩm mới đây dùng bột rất mịn titan dioxyd được ưa thích hơn. Những thuốc chắn nắng hóa học trong suốt và hấp thu những bức xạ tử ngoại. Những ester của acid p-aminobenzoic, cinamat, và salicylat có tác dụng ngăn chặn tia UVB. Benzophenon, anthranilat và đặc biệt avobenzon là những thuốc chắn tia UVA có hiệu quả. Ðộ hấp thu tối đa của những dẫn chất benzophenon ở những bước sóng 280 – 290nm và của những dẫn chất acid cinnamic ở 310nm. Trong sản phẩm thương mại thường kết hợp nhiều thuốc chắn nắng hóa học để có phổ bảo vệ rộng. Bảo vệ chống tia UVB có hiệu quả hơn bảo vệ chống tia UVA.

Hiệu lực của thuốc chắn nắng được xác định bởi yếu tố bảo vệ chống nắng (SPF). Yếu tố bảo vệ chống nắng (SPF) là tỷ số giữa liều tia UVB cần thiết để gây ban đỏ tối thiểu trên da được bảo vệ bằng thuốc chắn nắng với liều cần thiết để gây ban đỏ này trên da không được bảo vệ. Về lý thuyết, thuốc chắn nắng có SPF – 15 có thể cho phép một người nhận ánh nắng mặt trời 15 lần nhiều hơn so với da không được bảo vệ. Ðiều này không chắc chắn, vì những yếu tố như ra mồ hôi, sự phản xạ và gió có thể hạn chế hiệu quả bảo vệ. Không có thử nghiệm chuẩn nào để đánh giá sự bảo vệ chống tia UVA.

Hiệu lực thực sự của một thuốc chắn nắng phụ thuộc vào khả năng chống lại nước rửa trôi. Một thuốc chắn nắng kháng nước có thể tiếp tục có tác dụng sau 40 phút ngâm nước; một thuốc chắn nắng không thấm nước chịu được 80 phút ngâm nước. Tá dược có tầm quan trọng quyết định những tính chất này. Nên bôi thuốc chắn nắng không thấm nước có SPF – 15 hoặc hơn trước khi phơi mình ngoài trời. Nên bôi thuốc lại sau khi phơi nắng thời gian dài.

Gần đây đã chứng minh việc sử dụng đều đặn những thuốc chắn nắng có thể giúp phòng tránh chứng dày sừng do nắng, là dấu hiệu báo trước của carcinom biểu mô vảy ở da. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thuốc chắn nắng bảo vệ chống được ban đỏ do tia UVB khi phơi nắng kéo dài, nhưng không phòng tránh được thương tổn kéo dài do tia UVA, mặc dù có thể không biểu lộ rõ trong 10 đến 20 năm. Những chế phẩm chứa cả chất phản xạ, như titan dioxyd, bảo vệ có hiệu quả nhất chống tia UVA.

Hiện nay trên một số sản phẩm có ghi mức độ bảo vệ chống tia UVA bằng số sao. Hệ thống sao này không dựa vào biện pháp đánh giá tuyệt đối, mà chỉ nêu ra mức bảo vệ chống tia UVA tương đối so với bảo vệ chống tia UVB của cùng sản phẩm. Bốn sao để chỉ sản phẩm có khả năng bảo vệ chống lại tia UVA và UVB cân bằng nhau; những sản phẩm xếp loại ba, hai, hoặc một sao chỉ mức bảo vệ chống tia UVB lớn hơn tia UVA tăng dần. Tuy nhiên, vẫn còn tranh luận về tính hữu ích của hệ thống xếp loại bằng số sao này.

Những chế phẩm có ghi ACBS là những thuốc được chỉ định để bảo vệ da chống lại tia tử ngoại cho những bệnh nhân mà da nhạy cảm bất thường với ánh sáng do rối loạn di truyền hoặc bệnh da do ánh sáng, kể cả bệnh bạch biến và bệnh da do tia xạ; ecpet môi mạn tính hoặc tái phát. Những chế phẩm có SPF dưới 15 hiếm khi được dùng để điều trị (chỉ để bảo vệ).

Dược động học

Hiện có ít thông tin về hấp thụ qua da, phân phối và thải trừ của phần lớn những thuốc chắn nắng dùng bôi ngoài. Dung môi dùng trong các sản phẩm chắn nắng có ảnh hưởng đến độ ổn định và sự liên kết của thuốc với da. Nói chung, dung môi cồn cho phép thuốc chắn nắng thấm vào biểu bì nhanh và sâu nhất. Thuốc chắn nắng được hấp thụ vào biểu bì nguyên vẹn với nhiều mức độ khác nhau.

Chỉ định

Thuốc chắn nắng được dùng để phòng cháy nắng và lão hóa sớm của da, làm giảm tỷ lệ mắc chứng dày sừng do nắng hoặc do quang hóa, và ung thư da.

Thành phần oxybenzon trong chế phẩm chắn nắng làm tăng sự bảo vệ chống tia UVA và UVB, đặc biệt quan trọng đối với người nhạy cảm hoặc dị ứng với ánh sáng. Dùng nhiều và đều đặn những sản phẩm này trong nhiều năm có thể giúp làm giảm khả năng lão hóa sớm của da và ung thư da.

Chế phẩm không thấm nước duy trì sự bảo vệ chống cháy nắng tối đa 80 phút trong nước.

Ðể xác định sản phẩm chắn nắng thích hợp với từng cá nhân cần dựa trên loại da của bệnh nhân và yếu tố bảo vệ chống nắng (SPF) của sản phẩm ghi ở nhãn.

Những cá nhân có:

Da loại I (bao giờ cũng dễ bị cháy nắng, hiếm khi bị rám nắng) nên dùng sản phẩm có SPF 20 – 30 (bảo vệ tối đa).

Da loại II (bao giờ cũng dễ bị cháy nắng, rám nắng tối thiểu) nên dùng sản phẩm có SPF từ 12 đến dưới 20 (bảo vệ rất cao).

Da loại III hoặc da bình thường (cháy nắng mức độ vừa, rám nắng dần dần tới màu nâu nhạt) nên dùng sản phẩm có SPF từ 8 đến dưới 12 (bảo vệ cao).

Da loại IV (cháy nắng tối thiểu, rám nắng mạnh) nên dùng sản phẩm có SPF từ 4 đến dưới 8 (bảo vệ trung bình).

Da loại V (hiếm khi cháy nắng, rám nắng nhiều tới nâu sẫm) nên dùng sản phẩm có SPF từ 2 đến dưới 4 (bảo vệ tối thiểu).

Da loại VI (không bao giờ cháy nắng, nhuốm sắc tố nhiều) không cần dùng thuốc chắn nắng.

Ngay cả khi dùng thuốc chắn nắng, cũng nên tránh phơi nắng kéo dài, đặc biệt với người có da sáng màu. Lúc đầu cần hạn chế phơi nắng trong thời gian ngắn, sau đó có thể kéo dài dần, cho đến khi thuốc có khả năng bảo vệ được rám nắng.

Mặc dù

Chia sẻ

Sản phẩm nổi bật

Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi