Tên chung quốc tế: Piperacillin
Loại thuốc: Kháng sinh ureido penicilin phổ rộng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột pha tiêm: Lọ chứa piperacilin natri tương ứng 1 g, 2 g, 4 g piperacilin base; 1 g chế phẩm chứa 1,85 mmol (42,6 mg) natri.
Tazocilline 2,25 g: Mỗi lọ chứa piperacilin natri tương ứng với 2 g piperacilin base và tazobactam natri ứng với 250 mg tazobactam base; mỗi lọ chứa 4,69 mmol (108 mg) natri.
Tazocilline 4,50 g: Mỗi lọ chứa piperacilin natri tương ứng với 4 g piperacilin base và tazobactam natri tương ứng với 0,50 g tazobactam base. Mỗi lọ chứa 9,37 mmol (216 mg) natri.
Cơ chế tác dụng
Piperacilin là một ureido penicilin phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Trong số các cầu khuẩn Gram dương rất nhạy cảm với piperacilin, có Strepto-
coccus, Enterococcus, cầu khuẩn kỵ khí, Clostridium perfringens. Các tụ cầu sinh penicilinase kháng thuốc.
Trong số vi khuẩn ưa khí Gram âm nhạy cảm tốt với piperacilin, có E. coli, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Pseudomonas, chủng Citrobacter spp., Serratia, Enterobacter spp., Salmonella, Shigella, Haemophilus influenzae không sinh beta – lactamase, Gonococcus và Meningococcus. Trong số các vi khuẩn nhạy cảm vừa hoặc tốt, có Acinetobacter, Klebsiella, Bacteroides và Fusobacterium spp.
Piperacilin dễ bị giảm tác dụng do các beta lactamase. Kháng piperacilin có thể do beta lactamase và sự thay đổi ở nhiễm sắc thể làm giảm dần tác dụng của piperacilin. Do đó, phối hợp piperacilin với một chất ức chế beta lactamase (tazobactam) làm tăng tác dụng của piperacilin. Beta lactamase là enzym làm cho vi khuẩn kháng penicilin và cephalosporin. Piperacilin phối hợp với tazobactam có tác dụng đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram âm và Gram dương, kể cả các vi khuẩn sinh beta lactamase kháng piperacilin.
Bacteroides thetaiotamicron và các chủng Pseudomonas trừ P. aeruginosa thường nhạy cảm trung bình với piperacilin + tazobactam. Tuy nhiên, tác dụng chống Enterococcus và Pseudomonas của piperacilin + tazobactam và của piperacilin đơn độc như nhau.
Tụ cầu kháng methicilin, Xanthamonas maltophilia và Chlamydia trachomatis không nhạy cảm với piperacilin + tazobactam.
Piperacilin phối hợp với aminoglycosid có tác dụng hiệp đồng tốt, cần cho người bệnh nặng, nhưng phải tiêm riêng rẽ vì có tương kỵ. Tác dụng hiệp đồng khi phối hợp piperacilin + tazobactam với aminoglycosid được ứng dụng trong điều trị nhiễm P. aeruginosa đa kháng.
Piperacilin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, nên phải tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nồng độ thuốc sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 2 g, 4 g, 6 g tương ứng như sau: Sau 0 – 30 phút đạt nồng độ từ 300 – 70 microgam/ml; 400 – 110 microgam/ml; 770 – 320 microgam/ml. Sau 2 – 6 giờ còn 20 – 2 microgam/ml; 35 – 5 microgam/ml; 90 – 8 microgam/ml.
30 – 40 phút sau khi tiêm bắp liều 2 g, nồng độ tối đa đạt 30 – 40 microgam/ml. Thuốc phân bố tốt vào các mô, kể cả mô xương, dịch mật, tuần hoàn thai nhi, dịch não tủy khi viêm màng não. Thời gian bán thải ở huyết tương khoảng 1 giờ; ở trẻ sơ sinh thì dài hơn. Piperacilin bài tiết khoảng 60 – 80% qua nước tiểu, 20% qua dịch mật dưới dạng không biến đổi. Liều tiêm tĩnh mạch 1 g có thể cho nồng độ ở dịch mật tới 1600 microgam/ml; liều tiêm bắp 2 g có thể cho nồng độ ở nước tiểu trên 10.000 microgam/ml. Piperacilin được thải trừ bằng thận nhân tạo (lọc máu). Ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, tốc độ đào thải thuốc chậm hơn so với người bệnh thận bình thường.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn máu, và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt do Pseudomonas. Trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas hoặc người bệnh có giảm bạch cầu trung tính, phải phối hợp piperacilin với aminoglycosid để điều trị.
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ổ bụng, tử cung.
Chống chỉ định
Người quá mẫn với nhóm penicilin và/hoặc với các cephalosporin.
Thận trọng
Dùng thận trọng với người bệnh bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, và người thiểu năng thận.
Trường hợp có ỉa chảy nặng, kéo dài, hãy nghĩ đến viêm ruột màng giả do kháng sinh gây ra, có thể điều trị bằng metronidazol.
Cần chú ý lượng natri trong những liều điều trị của thuốc đối với người bệnh có tích lũy natri và nước, đặc biệt khi dùng liều cao.
Thận trọng về liều lượng và cách dùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em.
Chảy máu có thể gặp ở người điều trị bằng kháng sinh beta lactam; thường hay xảy ra ở người suy thận. Nếu có chảy máu do kháng sinh, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Thời kỳ mang thai
Piperacilin dùng được cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Piperacilin bài tiết ở nồng độ thấp vào sữa, người mẹ dùng thuốc vẫn có thể tiếp tục cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Phản ứng dị ứng phát ban ở da, sốt; đau và ban đỏ sau khi tiêm bắp. Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin. Tuần hoàn: Viêm tắc tĩnh mạch. Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy. Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Giảm bạch cầu đa nhân trung tính nhất thời, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Sốc phản vệ. Tiêu hóa: Viêm ruột màng giả (chữa bằng metronidazol). Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, mày đay. Tiết niệu: Viêm thận kẽ. Người bệnh xơ nang, dùng piperacilin thường hay có các phản ứng ở da và sốt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần biết các phản ứng quá mẫn trước đây của người bệnh đối với penicilin, cephalosporin và các tác nhân gây dị ứng khác, cần làm các phép thử dưới da, trước khi bắt đầu dùng piperacilin. Nếu có dị ứng nặng trong khi điều trị phải ngừng thuốc; dùng adrenalin và các biện pháp khẩn cấp điều trị sốc phản vệ.
Có thể giảm đau ở chỗ tiêm bằng cách pha bột tiêm với dung dịch lignocain 0,5 – 1%.
Liều lượng và cách dùng
Cách d&