Tên chung quốc tế: Ferrous sulfate.
Loại thuốc: Muối sắt vô cơ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim, viên nang, chứa sắt sulfat khô (FeSO4.H2O) 160 mg hoặc 200 mg hoặc 325 mg (tương đương theo thứ tự 50 mg, 65 mg hoặc 105 mg sắt nguyên tố) dưới dạng giải phóng chậm (sắt sulfat khô gồm chủ yếu loại muối monohydrat, có lẫn muối tetrahydrat với lượng khác nhau).
Siro chứa 90 mg sắt (II) sulfat heptahydrat (FeSO4.-7H2O), tương đương 18 mg sắt nguyên tố, trong 5 ml.
Thuốc giọt: Chứa 75 mg sắt (II) sulfat heptahydrat, tương đương 15 mg sắt nguyên tố, trong 0,6 ml, dùng cho trẻ nhỏ.
Sắt (II) sulfat thường được phối hợp với acid folic (khoảng 0,4 mg) (thí dụ Ferrograd – folic; Slow – Fe – Folic), hoặc với vitamin C (500 mg) (thí dụ: Fero – Grad; Irospan), hoặc với vitamin C và hỗn hợp vitamin B (thí dụ: Iberet), hoặc với vitamin C và hỗn hợp vitamin B, kể cả acid folic (thí dụ: Iberet – Folic), hoặc với vitamin C và acid folic (thí dụ: Fero – Folic). Acid folic được thêm vào để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat. Vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt và cung cấp vitamin C.
Cơ chế tác dụng
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1 mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 – 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 – 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh.
Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C.
Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.
Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.
Ðôi khi acid folic được thêm vào sắt (II) sulfat để dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc.
Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: Sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với sắt (II) sulfat.
Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi-derin và thiếu máu tan máu.
Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa.
Viên sắt sulfat không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Thận trọng
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.
Viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, gây độc cho người cao tuổi, hoặc người có chuyển vận ruột chậm.
Không uống thuốc khi nằm.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không dùng viên nén, viên nang. Chỉ dùng thuốc giọt hoặc sirô (hút qua ống).
Thời kỳ mang thai
Sắt (II) sulfat dùng được cho người mang thai khi thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc dùng được cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Không thường xuyên: Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng). Răng đen (nếu dùng thuốc nước): nên hút bằng ống hút.
Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da. Ðã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Có thể hạn chế các ADR không thường xuyên bằng cách uống liều thấp, sau tăng dần, hoặc uống cùng một ít thức ăn (như vậy sẽ giảm hấp thu sắt).
Liều lượng và cách dùng
Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc khi uống.
Bắt đầu dùng liều tối thiểu và tăng khi đáp ứng với thuốc.
Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống):
Người lớn
Bổ sung chế độ ăn: Nam: 10 mg sắt nguyên tố/ngày; Nữ (19 – 51 tuổi): 15 mg sắt nguyên tố/ ngày.
Ðiều trị: 2 – 3 mg sắt nguyên tố/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần. Sau khi lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong 3 – 6 tháng.
Trẻ em
Bổ sung chế độ ăn: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: 6 mg sắt nguyên tố/ngày; 1 – 10 tuổi: 10 mg sắt nguyên tố/ngày; 11 – 18 tuổi: 15 mg sắt nguyên tố/ngày (Nữ); 12 mg sắt nguyên tố/ ngày (Nam).
Ðiều trị: Trẻ nhỏ: 10 – 25 mg, chia làm 3 – 4 lần/ngày; 6 tháng – 2 tuổi: Uống tới 6 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần; 2 – 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.
Người cao tuổi: Giống liều của người lớn, trừ nữ lớn hơn 51 tuổi: 10 mg sắt nguyên tố/ngày.
Người mang thai: Nhu cầu sắt gấp đôi bình thường, cần bổ sung chế độ ăn để