Mục lục
- 1 Tổng quan về Panadol Cảm Cúm
- 2 Thành phần và chỉ định sử dụng của thuốc Panadol Cảm Cúm
- 3 Cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
- 4 Liều lượng và cách dùng thuốc Panadol Cảm Cúm
- 5 Cơ chế tác động của thuốc Panadol Cảm Cúm
- 6 Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
- 7 Các tác dụng không mong muốn, triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
- 8 Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Panadol Cảm Cúm
Panadol Cảm Cúm là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh. Bài viết cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về thuốc và đưa đến cái nhìn tổng quan để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc trong điều trị.
Tổng quan về Panadol Cảm Cúm
Panadol Cảm Cúm là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để giảm các triệu chứng của căn bệnh cảm cúm được sản xuất bởi công ty Sanofi từ hai thành phần chính bao gồm Paracetamol, Cafein và Phenylephrine.
Nguồn gốc của thuốc Panadol Cảm Cúm
Panadol Cảm Cúm (Panadol Cold and Flu) được sản xuất và giới thiệu lần đầu bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK).
GSK là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới nằm tại Ireland. GSK có trụ sở tại Luân Đôn, Anh, và là một công ty dược phẩm đa quốc gia với hoạt động rộng khắp trên nhiều quốc gia và lục địa. Công ty này có nhiều nhà máy sản xuất trên toàn cầu, đáp ứng nhu cầu cung cấp thuốc cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Quá trình sản xuất Panadol Cảm Cúm tuân theo các quy chuẩn chất lượng cao và quy định an toàn của ngành công nghiệp dược phẩm. Công ty GSK cam kết đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và sử dụng các thành phần chất lượng cao.
Hình thức đóng gói và dạng dùng của thuốc Panadol Cảm Cúm
Đóng gói: Panadol Cảm Cúm thường được đóng gói trong hộp giấy hoặc hộp nhựa bảo vệ. Trong một hộp, có thể có một hoặc nhiều vỉ nhôm hoặc nhựa chứa các viên nén hoặc viên uống Panadol Cảm Cúm và thường mỗi vỉ chứa từ 8 – 10 viên
Dạng dùng: Panadol Cảm Cúm có thể có dạng viên nén. Viên nén thường có hình dạng hình tròn hoặc hình oval, và có thể có màu trắng 17,7mm, một mặt có hình mặt trời trong hình bầu dục
Bảo quản và lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Cách bảo quản thuốc Panadol Cảm Cúm như sau:
- Bảo quản thuốc những nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 30°C
- Tránh cho thuốc tiếp dưới ánh nắng quá lâu
- Không để trẻ em sử dụng thuốc mà không được hướng dẫn
Quá trình bảo quản thuốc cần được thực hiện đầy đủ kỹ càng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Thành phần và chỉ định sử dụng của thuốc Panadol Cảm Cúm
Các thành phần và hàm lượng trong mỗi viên Panadol Cảm Cúm có thể thay đổi tùy vào từng công ty sản xuất.
Thành phần của thuốc Panadol Cảm Cúm
Thông thường, mỗi viên có thể chứa các thành phần sau:
- Paracetamol (Acetaminophen): hàm lượng từ 500 – 1000mg trong mỗi viên
- Cafein: hàm lượng 25mg mỗi viên
- Phenylephrine hydrochloride: hàm lượng 5mg mỗi viên
Công dụng hoạt chất của thuốc Panadol Cảm Cúm
Paracetamol: giảm đau, hạ sốt nhưng không có khả năng kháng viêm.
Cafein: Tăng cường tác dụng của Paracetamol.
Phenylephrine hydrochloride: Tác động trực tiếp lên thụ thể α1-adrenergic → gây co mạch + điều trị sung huyết mũi.
Mỗi hoạt chất trong thành phần thuốc Panadol Cảm Cúm đều mang một vai trò khác nhau giúp cho thuốc đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị ở bệnh nhân.
Chỉ định của thuốc Panadol Cảm Cúm
Panadol Cảm Cúm được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Giảm đau xoang và tắc nghẽn: giảm nhanh chóng, hiệu quả điều trị tạm thời các triệu chứng viêm xoang (đau đầu xoang, nghẹt mũi,…)
- Điều trị viêm thông mũi: giảm nhanh chóng, hiệu quả trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm (nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt hoặc sổ mũi, đau họng, sốt)
Cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Liều lượng dùng thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng bệnh nhân, mục đích điều trị và cả dạng bào chế của thuốc.
Liều lượng và cách dùng thuốc Panadol Cảm Cúm
Đối tượng | Liều dùng | Đường dùng |
Người lớn
Người cao tuổi Trẻ em 12 tuổi |
Uống 2 viên trong thời gian từ 4 – 6 giờ
Liều tối đa trong ngày: 8 viên (4000mg Paracetamol) |
Đường uống (PO) |
Uống cùng với nước | ||
Trẻ em < 12 tuổi | Không khuyến nghị sử dụng |
Đối với từng đối tượng bệnh nhân, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia lâm sàng để được tư vấn kỹ càng.
Cách sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Một số hướng dẫn khi dùng thuốc Panadol Cảm Cúm bao gồm:
- Dùng thuốc Panadol Cảm Cúm với lượng nước vừa đủ
- Khi uống các viên không được nghiền nát
- Không sử dụng trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ vì có thể gây mất ngủ
Những thông tin trên nhằm giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Một số lưu ý khi dùng thuốc Panadol Cảm Cúm bao gồm:
- Thuốc chỉ sử dụng đường uống (PO).
- Không sử dụng quá liều được chỉ định.
- Nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để đạt hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất.
- Thời gian tự điều trị < 3 ngày, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng đồng thời xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì không được tự ý tiếp tục sử dụng thuốc mà cần đến sự can thiệp từ các chuyên gia y tế.
- Thời gian dùng thuốc tối thiểu giữa 2 liều là 4 giờ.
Người dùng cần đọc và nắm kĩ từng lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất.
Cơ chế tác động của thuốc Panadol Cảm Cúm
Nhóm dược lý: Thuốc giảm đau
Cơ chế tác dụng:
- Paracetamol là dẫn xuất para-aminophenol có tác dụng làm dịu cơn đau và hạ sốt thông qua quá trình ức chế tổng hợp Prostaglandin, chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương.
- Phenylephrine hydrochloride là tác nhân giao cảm có đích tác dụng là các thụ thể Adrenergic (chủ yếu là hoạt động Alpha-adrenergic) gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Trong quá trình dùng thuốc Panadol Cảm Cúm, nên được cập nhật những cảnh báo thận trọng ở những đối tượng sau:
- Bệnh nhân giảm chức năng gan.
- Bệnh nhân giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác có chứa Paracetamol.
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Paracetamol hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác.
- Bệnh nhân bị thiếu hụt hoặc suy giảm nồng độ Glutathione (người bị suy dinh dưỡng nặng, chỉ số khối cơ thể thấp, nghiện rượu mãn tính hoặc bị nhiễm trùng huyết)
- Bệnh nhân tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp (tức là bệnh tăng nhãn áp), u tế bào ưa Crom và bệnh tắc mạch máu (hiện tượng Raynaud).
- Bệnh nhân đang dùng nhóm thuốc chẹn hoặc các thuốc chống tăng huyết áp khác
- Bệnh nhân sử dụng thuốc trầm cảm ba vòng, Alkaloid (Ergotamine, Methysergide).
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc kích thích giao cảm khác (thuốc thông mũi, thuốc ức chế sự thèm ăn và thuốc kích thích thần kinh như Amphetamine).
Các tác dụng không mong muốn, triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm
Panadol Cảm Cúm dù được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn có các tác dụng phụ:
Tác dụng phụ xấu khi dùng Panadol Cảm Cúm
Quy ước được sử dụng để phân loại các tác dụng phụ xấu:
- Rất phổ biến: 1/10
- Phổ biến: 1/100 – < 1/10
- Không phổ biến: 1/1.000 – < 1/100
- Hiếm (≥ 1/10.000 – < 1/1.000)
- Rất hiếm (< 1/10.000)
Các tác dụng phụ và tần suất xuất hiện bao gồm:
a) Với hoạt chất Paracetamol
Cơ quan cơ thể | Tác dụng phụ xấu |
Hệ thống máu và bạch huyết | Giảm tiểu cầu |
Hệ thống miễn dịch | Sốc phản vệ
Triệu chứng quá mẫn trên da |
Hệ hô hấp
Trung thất Vùng ngực |
Co thắt đường thông khí đến phổi (đặc biệt ở những bệnh nhân ít đáp ứng với Aspirin, NSAID khác) |
Gan, mật | Chức năng gan bất thường |
b) Với hoạt chất Phenylephrine
Cơ quan cơ thể | Tác dụng phụ xấu |
Tâm lý | Lo lắng |
Hệ thần kinh | Đau đầu
Mất ngủ Choáng |
Hệ tim mạch | Cao huyết áp |
Hệ tiêu hóa | Gây nôn, buồn nôn |
c) Các phản ứng bất lợi sau quá trình đưa thuốc ra thị trường
Cơ quan cơ thể | Tác dụng phụ xấu | Tần suất |
Mắt | Mở rộng kích thước đồng tử | Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000) |
Hệ tim mạch | Nhịp tim nhanh
Đánh trống ngực |
Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000) |
Da
Tế bào dưới da |
Triệu chứng dị ứng trên da | Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000) |
Thận
Hệ tiết niệu |
Bí tiểu
Tăng kích thước tuyến tiền liệt |
Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000) |
Hệ thống miễn dịch | Quá mẫn | Hiếm (≥1/10.000 – <1/1.000) |
Trên đây là bảng thống kê một số tác dụng phụ xấu ảnh hưởng được khảo sát và nghiên cứu nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng phụ khác ảnh hưởng sức khỏe thì nên báo ngay cho các chuyên gia y tế biết để có cách xử trí.
Triệu chứng quá liều
Với hoạt chất Paracetamol
- Triệu chứng ban đầu: sau 1 ngày, bệnh nhân có các dấu hiệu xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng
- Sau 12 – 48 giờ: bệnh nhân có dấu hiệu bị tổn thương gan
- Ngộ độc kéo dài: xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng
Với hoạt chất Cafein
- Đau thượng vị
- Tăng bài niệu
- Nôn
- Nhịp tim nhanh
- Kích thích thần kinh trung ương (mất ngủ, kích động, hoảng loạn, co giật)
Với hoạt chất Phenylephrine
- Cáu kỉnh
- Thao thức
- Tăng huyết áp
- Chậm nhịp tim do phản xạ
- Khó chịu
- Co giật
- Xuất hiện ảo giác
Cách xử trí trong trường hợp dùng quá liều
Hướng xử trí cho bệnh nhân khi dùng thuốc vượt liều chỉ định như sau:
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hoặc các bệnh viện / trung tâm y tế gần nhất
- Phối hợp thêm các biện pháp hỗ trợ được chỉ định bởi các chuyên gia y tế
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Panadol Cảm Cúm
Khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm, cần thận trọng đối với các tương tác thuốc có thể xảy ra như sau:
a) Với hoạt chất Paracetamol
Khi dùng chung với thuốc | Hậu quả tương tác xảy ra |
Coumarin / Warfarin | Tăng nguy cơ chảy máu |
Chất làm tăng khả năng làm rỗng dạ dày
(Metoclopramide) |
Tăng hấp thu Paracetamol |
Chất làm giảm khả năng làm rỗng dạ dày
(Propantheline, thuốc chống trầm cảm có đặc tính kháng Cholinergic, thuốc giảm đau gây nghiện) |
Giảm hấp thu Paracetamol |
Cloramphenicol | Nồng độ Cloramphenicol tăng lên |
Thuốc có khả năng gây độc cho gan
Thuốc gây cảm ứng enzyme microsome gan (rượu, thuốc chống co giật) |
Ngộ độc Paracetamol |
Cholestyramine | Giảm hấp thu Paracetamol nếu dùng trong vòng 1 giờ |
Probenecid | Ảnh hưởng đến sự bài tiết Paracetamol
Thay đổi nồng độ Paracetamol trong huyết tương |
b) Với hoạt chất Phenylephrine
Khi dùng chung với thuốc | Hậu quả tương tác xảy ra |
Thuốc chẹn
Thuốc hạ huyết áp (Desoquine, Guanethidine, Reserpine, Methyldopa) |
Giảm hiệu quả của thuốc chẹn và thuốc hạ huyết áp |
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
(Amitriptyline) |
Tăng nguy cơ tác dụng phụ với tim mạch |
Digoxin
Glycosid tim |
Nhịp tim không đều
Đau tim |
Ancaloit Ergot
(Ergotamine, Methysergide) |
Tăng nguy cơ mắc bệnh Ergotism |
Tương tác thuốc là điều khó tránh khỏi ở những bệnh nhân đa bệnh lý nên cần được cảnh báo nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
Tổng kết lại, Panadol Cảm Cúm chứa các hoạt chất Paracetamol, Cafein và Phenylephrine – thành phần được công nhận là khá an toàn và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng và sốt. Tuy vậy, Panadol Cảm Cúm cũng có nhiều tác dụng phụ cần cẩn trọng khi dùng do đó việc sử dụng Panadol Cảm Cúm nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của bác sĩ.