Dung dịch uống: ống 10 ml, hộp 20 ống.
THÀNH PHẦN
cho 1 ống Magnésium (glycérophosphate acide) 0,5 g
Tương ứng:
Magnésium (1,38 mmol) 33 mg
Pyridoxine chlorhydrate tính theo dạng base 125 mg
(Saccharose) (4,25 g) (Vị thơm tự nhiên của nho)
DƯỢC LỰC
Liệu pháp điều trị bằng Mg.
Về mặt sinh lý:
– Mg là một cation chủ yếu ở nội tế bào. Mg làm giảm khả năng bị kích thích của tế bào thần kinh và sự dẫn truyền thần kinh cơ, và can thiệp vào nhiều phản ứng cần xúc tác enzyme. Là một yếu tố của cơ thể, phân nửa lượng Mg tập trung ở xương.
– Pyridoxine (vitamine B6) là một yếu tố coenzyme, can thiệp vào rất nhiều tiến trình chuyển hóa, và làm dễ dàng cho sự thâm nhập của Mg vào trong tế bào.
Về mặt lâm sàng, kết quả định lượng Mg trong huyết tương:
– từ 12 đến 17 mg/l: thiếu hụt Mg vừa phải.
– dưới 12 mg/l: thiếu hụt Mg trầm trọng.
Việc thiếu Mg có thể là nguyên phát do bất thường bẩm sinh trong sự chuyển hóa Mg hoặc thứ phát do giảm cung cấp (suy dinh dưỡng nặng, nghiện rượu, chỉ nuôi ăn bằng đường tiêm), do kém hấp thu đường tiêu hóa (tiêu chảy mãn tính, có lỗ dò ở ống tiêu hóa, suy tuyến cận giáp), do mất nhiều ở thận (bệnh lý ở ống thận, đa niệu, lạm dụng thuốc lợi tiểu, viêm thận-bể thận mãn tính, tăng aldost rone nguyên phát, điều trị bằng cisplatine).
Một số biểu hiện lâm sàng không chuyên biệt có thể xuất hiện do thiếu Mg như: run, yếu cơ, cơn co cứng cơ, thất điều, tăng phản xạ, rối loạn tâm thần (dễ kích thích, mất ngủ…), rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu, nhịp tim nhanh), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy).
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Mg là một yếu tố của cơ thể, nồng độ trung bình 17 mmol/kg trong đó 99% nằm trong tế bào, được hấp thu một cách chọn lọc trên niêm mạc ruột non. Tại đây, Mg được hấp thu từ 40 đến 50% lượng đưa vào.
Gần 2/3 Mg trong tế bào được phân bố vào các mô xương và 1/3 còn lại phân bố trong cơ trơn hoặc cơ vân cũng như trong hồng cầu.
Mg được đào thải qua đường tiểu. Ở thận, 70% Mg trong huyết tương được lọc tại cầu thận, 95-97% lượng Mg này được tái hấp thu ở ống thận. Lượng Mg được đào thải qua nước tiểu chiếm khoảng 1/3 lượng đưa vào.
Pyridoxine trong cơ thể hoặc bị oxy hóa thành pyridoxal, hoặc chuyển thành pyridoxamine. Sau khi được phosphoryl hóa, sẽ tạo thành pyridoxal phosphate, đây là dạng có hoạt tính của pyridoxine về mặt chuyển hóa.
CHỈ ĐỊNH
– Được đề nghị trong các trường hợp thiếu Mg đã được xác nhận, riêng biệt hoặc phối hợp.
Lưu ý: trường hợp có phối hợp với thiếu Ca, trong đa số trường hợp cần bổ sung Mg trước khi dùng liệu pháp bổ sung Ca.
– Được sử dụng, tác động chuyên biệt chưa được chứng minh một cách cụ thể, trong điều trị các biểu hiện chức năng của cơn lo âu với tăng thông khí (chứng co cứng cơ do thể tạng hay còn gọi là bệnh spasmophilie).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy thận nặng (hệ số thanh thải créatinine < 30 ml/phút/1,73 m2).
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Người lớn: 3 ống thuốc/ngày chia làm 3 lần.
Trẻ em: 1 đến 2 ống thuốc/ngày, tùy theo tuổi.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Ở bệnh nhân tiểu đường, cần lưu ý trong mỗi ống thuốc có chứa 4,25 g saccharose.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Chống chỉ định phối hợp:
– Levodopa (đối với các biệt dược có chứa pyridoxine hay vitamine B6): ức chế tác động của levodopa khi không được sử dụng kèm theo chất ức chế dopadécarboxylase ở ngoại biên.
Không nên phối hợp:
– Quinidine: giảm bài tiết quinidine ở thận do kiềm hóa nước tiểu.
Thận trọng khi phối hợp:
– Tétracycline: các lần uống thuốc nên cách nhau 3 giờ (do có thể làm giảm hấp thu tétracycline).
– Calcium: các lần uống thuốc nên cách nhau 3 giờ.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Có thể bị tiêu chảy, đau bụng.
LAPHAL c/o HYPHENS