Mục lục
Vancomycin hydrocholride thuộc nhóm kháng sinh glycopeptide có tác dụng điều trị các nhiễm khuẩn toàn thân.
Dạng trình bày
Lọ 1 g hoặc 500 mg bột đông khô pha tiêm truyền
Dạng đăng ký
Thuốc kê đơn
Thành phần
Mỗi lọ chứa Vancomycin 500 mg tương ứng với 500,000 IU vancomycin
Hoặc mỗi lọ chứa Vancomycin 1 g tương ứng với 1,000,000 IU vancomycin
Dược lực học
Nhóm kháng sinh glycopeptides điều trị nhiễm khuẩn toàn thân
– Cơ chế tác dụng:
Vancomycin là kháng sinh glycopeptide 3 vòng ức chế tổng hợp vách tế bào ở vi khuẩn nhạy cảm bằng liên kết ái lực cao với D-alanyl-D-alanine tận cùng của đơn vị vách tế bào. Đây là thuốc diệt khuẩn chậm với vi sinh vật đang phân chia. Thêm vào đó, thuốc làm tổn hại khả năng thấm của màng tế bào vi khuẩn và tổng hợp ARN.
– Cơ chế kháng thuốc:
Kháng thuốc thu được với các glycopeptide phổ biến nhất ở enterococci và dựa trên sự thu nhận các phức hợp gen van khác nhau mà làm biến đổi đích tác dụng D-alanyl-D-alanine thành D-alanyl-D-lactate hoặc D-alanyl-D-serine có liên kết yếu với vancomycin. Ở nhiều quốc gia, sự gia tăng các trường hợp kháng thuốc đã quan sát được ở enterococci; các chủng đa kháng Enterococcus faecium thì được cảnh báo đặc biệt.
Các gen van hiếm khi được tìm thấy trong Staphylococcus aureus, là các vi khuẩn thay đổi cấu trúc vách tế bào dẫn tới nhạy cảm trung gian, các gen này chủ yếu ở dạng dị hợp. Đồng thời, các chủng staphylococcus kháng methicillin (MRSA) giảm nhạy cảm với vancomycin cũng đã được báo cáo. Giảm nhạy cảm hoặc đề kháng vancomycin ở Staphylococcus chưa được hiểu rõ. Nhiều yếu tố thuộc về gen và đa đột biến được yêu cầu.
Không có kháng chéo giữa vancomycin và các nhóm kháng sinh khác. Kháng chéo có thể xảy ra với các kháng sinh glycopeptide khác như teicoplanin. Sự phát triển kháng thuốc thứ phát trong quá trình điều trị hiếm xảy ra.
– Hiệp đồng tác dụng
Phối hợp vancomycin với 1 kháng sinh aminoglycoside có tác dụng hiệp đồng chống lại nhiều chủng Staphylococcus aureus, streptococci nhóm D non-enterococci, enterococci và streptococci của nhóm Viridans. Phối hợp vancomycin với 1 cephalosporin có tác dụng hiệp đồng chống lại nhiều chủng Staphylococcus epidermidis kháng oxacillin, và phối hợp vancomycin với rifampicin có tác dụng hiệp đồng chống lại Staphylococcus epidermidis và hiệp đồng 1 phần chống lại 1 số chủng Staphylococcus aureus. Bởi vì vancomycin phối hợp với 1 cephalosporin cũng có thể có tác dụng đối kháng chống lại 1 số chủng Staphylococcus epidermidis và phối hợp với rifampicin chống lại 1 số chủng Staphylococcus aureus, nên cần có thử nghiệm hiệp đồng trước khi phối hợp.
Các mẫu nuôi cấy vi khuẩn cần phải có để phân lập và nhận dạng vi khuẩn gây bệnh và để xác định độ nhạy cảm của vancomycin.
– Phổ tác dụng:
+ Các loài nhạy cảm phổ biến:
* Gram dương: Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus aureus kháng Methicillin, Staphylococci coagulase âm tính, Streptococcus spp., Streptococcus pneumoniae, Enteroccocus spp., Staphylococcus spp.
* Loài kỵ khí: Clostridium spp. Ngoại trừ Clostridium innocuum, Eubacterium spp., Peptostreptococcus spp.
+ Các loài có thể xuất hiện kháng thuốc thu được: Enterococcus faecium
+ Các loài vốn đã kháng thuốc:
*Tất cả vi khuẩn gram âm
*Gram dương ưa khí: Erysipelothrix rhusiopathiae, Heterofermentative Lactobacillus, Leuconostoc spp
Pediococcus spp.
*Loài kỵ khí: Clostridium innocuum
Dược động học
– Hấp thu:
Vancomycin được dùng theo đường tĩnh mạch để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân.
Trong trường hợp bệnh nhân có chức năng thận bình thường, tiêm truyền tĩnh mạch đa liều 1 g vancomycin (15 mg/kg) trong 60 phút sản sinh ra nồng độ trung bình trong huyết tương ước tính khoảng 50-60 mg/L ngay sau đó, 20-25 mg/L sau 2h và 5-10 mg/L sau 11h từ khi kết thúc truyền thuốc. Nồng độ huyết tương đạt được sau dùng đa liều giống như sau khi dùng 1 liều đơn.
Vancomycin không thường xuyên được hấp thu vào trong máu sau khi uống. Tuy nhiên, hấp thu có thể xảy ra sau khi uống ở bệnh nhân viêm ruột kết (giả màng). Điều này có thể dẫn tới tích lũy vancomycin ở các bệnh nhân đồng thời có tổn thương thận.
– Phân bố:
Thể tích phân bố khoảng 60 L/1.73m2 bề mặt cơ thể. Ở nồng độ 10 – 100 mg/l vancomycin trong huyết thanh, liên kết thuốc với protein huyết tương ước tính khoảng 30-55%, đo được bằng màng siêu lọc.
Vancomycin khuếch tán nhanh chóng qua nhau thai và được phân bố vào trong máu dây. Ở trường hợp màng não không bị viêm, vancomycin thấm kém qua hàng rào máu – não.
– Chuyển hóa:
Có rất ít dạng chuyển hóa của thuốc. Sau khi tiêm, thuốc được bài tiết gần như hoàn toàn ở dạng hoạt tính vi sinh học (khoảng 75-90% trong 24h) qua màng lọc cầu thận.
– Thải trừ:
Thời gian bán thải của vancomycin là 4-6h ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường và 2.2-3h ở trẻ em. Độ thanh thải huyết tương khoảng 0.058 L/kg/h và độ thanh thải thận khoảng 0.048 L/kg/h. Trong 24h đầu tiên, khoảng 80% liều vancomycin được bài tiết vào nước tiểu qua màng lọc cầu thận. Rối loạn chức năng thận kéo dài thời gian bài tiết vancomycin. Ở bệnh nhân suy thận, thời gian bán thải trung bình là 7.5 ngày. Do độc tính với thính giác của vancomycin nên trong nhiều trường hợp, kiểm soát bổ trợ nồng độ thuốc trong huyết tương được chỉ định.
Thải trừ qua mật không đáng kể (ít hơn 5% liều).Mặc dù vancomycin không được thải trừ hiệu quả bằng thẩm tách máu hay thẩm phân phúc mạc, có báo cáo về sự gia tăng độ thanh thải vancomycin với lọc máu hấp phụ và lọc máu.
Sau khi uống, chỉ 1 phần liều được tái hấp thu trong nước tiểu. Trái lại, nồng độ cao vancomycin được tìm thấy trong phân (>3100 mg/kg với liều 2 g/ngày)
– Các nhóm bệnh nhân đặc biệt:
+ Tổn thương thận: vancomycin chủ yếu được thanh thải bởi màng lọc cầu thận. Ở các bệnh nhân có suy giảm chức năng thận, thời gian bán thải cuối cùng của vancomycin bị kéo dài và độ thanh thải tổng cộng giảm đi. Sau đi, liều tối ưu nên được tính toán lại với khuyến cáo về liều.
+ Tổn thương gan: dược động học vancomycin không bị thay đổi ở bệnh nhân tổn thương gan.
+ Phụ nữ có thai: cần tăng liều để đạt được nồng độ điều trị trong huyết thanh ở phụ nữ có thai.
+ Bệnh nhân thừa cân: phân bố vancomycin nên được thay đổi ở bệnh nhân thừa cân do tăng thể tích phân bố, tăng độ thanh thải thận và có thể dẫn tới thay đổi trong liên kết với protein huyết tương. Ở những nhóm bệnh nhân này, nồng độ vancomycin huyết thanh cao hơn so với mong muốn ở đàn ông trưởng thành khỏe mạnh.
– Trẻ em:
Dược động học vancomycin có sự khác nhau lớn giữa trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng. Ở trẻ sơ sinh, sau khi tiêm vancomycin, thể tích phân bố thay đổi trong khoảng 0.38 – 0.97 L/kg, giống với người lớn, trong khi độ thanh thải thay đổi trong khoảng 0.63-1.4 ml/kg/phút. Thời gian bán thải thay đổi trong khoảng 3.5-10h và dài hơn người lớn, phản ánh giá trị thấp hơn thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Ở trẻ thiếu tháng và những trẻ em lớn hơn, thể tích phân bố trong khoảng 0.26-1.05 L/kg trong khi độ thanh thải thay đổi trong khoảng 0.33-1.87 ml/kg/phút.
Chỉ định
– Đường tiêm: Vancomycin được chỉ định với mọi lứa tuổi để điều trị các nhiễm khuẩn dưới đây:
+ nhiễm khuẩn da và mô mềm biến chứng (cSSTI)
+ nhiễm khuẩn xương khớp
+ viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP)
+ viêm phổi mắc phải tại bệnh viên (HAP), bao gồm viêm phổi liên quan máy thở (VAP)
+ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
+ viêm màng não cấp do vi khuẩn
+ nhiễm khuẩn huyết xảy ra cùng, hoặc nghi ngờ xảy ra cùng, bất kỳ trường hợp nào kể trên.
Vancomycin cũng được chỉ định với mọi lứa tuổi cho liệu pháp kháng sinh ngoài phẫu thuật ở các bệnh nhân mà có nguy cơ cao viêm nội tâm mạc tiến triển do vi khuẩn khi đang tiến hành phẫu thuật.
– Đường uống:
Vancomycin được chỉ định với mọi lứa tuổi để điều trị nhiễm khuẩn Clostridium difficile (CDI)
Cần cân nhắc thực hiện theo những chỉ dẫn chính thống để sử dụng kháng sinh hợp lý.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với những dược chất hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Vancomycin không nên được tiêm bắp do nguy cơ hoại tử tại nơi tiêm.
Liều dùng và cách dùng
Vancomycin nên được dùng phối hợp với các kháng sinh khác khi cần thiết
– Đường tĩnh mạch:
Liều khởi đầu nên được dựa trên cân nặng tổng. Điều chỉnh liều tiếp theo nên được dựa trên nồng độ huyết thanh để đạt được nồng độ điều trị mục tiêu. Cần xem xét chức năng thận với các liều tiếp theo và khoảng đưa liều.
+ Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên:
Liều khuyến cáo 15-20 mg/kg cân nặng mỗi 8-12h (không được vượt quá 2 g mỗi liều)
Ở những bệnh nhân nặng, có thể dùng 1 liều nạp 25-30 mg/kg cân nặng để nhanh chóng đạt được nồng độ đáy vancomycin trong huyết tương theo mục tiêu.
+ Trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi
Liều khuyến cáo từ 10-15 mg/kg cân nặng mỗi 6h.
+ Trẻ sơ sinh (27 ngày tuổi sau sinh) và trẻ thiếu tháng (từ khi sinh ra đến 27 ngày sau sinh)
Để thiết lập chế độ liều cho trẻ sơ sinh, nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị cho trẻ sơ sinh. 1 cách thiết lập liều vancomycin có thể thực hiện ở trẻ sơ sinh được đưa ra dưới đây:
PMA (tuần) Liều (mg/kg) Khoảng đưa liều (h)
<29 15 24
29-35 15 12
>35 15 8
(PMA: thời gian sau kinh nguyệt [thời gian giữa ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và ngày sinh (thời kỳ thai nghén) cộng thêm thời gian sau khi sinh])
– Liệu pháp điều trị ngoài phẫu thuật viêm nội tâm mạc do vi khuẩn ở tất cả nhóm tuổi
Khuyến cáo 1 liều khởi đầu 15 mg/kg trước khi tiêm thuốc gây tê. Phụ thuộc vào quá trình phẫu thuật, có thể yêu cầu 1 liều vancomycin thứ 2.
– Thời gian điều trị
Thời gian điều trị khuyên dùng được thể hiện dưới đây. Trong mọi trường hợp, thời gian điều trị nên được thích nghi với loại và độ nghiêm trọng nhiễm khuẩn và phản ứng lâm sàng của từng cá nhân.
Chỉ định Thời gian điều trị
Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng
– Không có hoại tử
– Hoại tử 7 – 14 ngày 4 – 6 tuần
Nhiễm khuẩn xương khớp 4 – 6 tuần
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng 7 – 14 ngày
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, bao gồm viêm phổi liên quan đến thở máy 7 – 14 ngày
Viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn 4 – 6 tuần
Viêm màng não cấp do vi khuẩn 10 – 21 ngày
– Các bệnh nhân đặc biệt:
+ Người già: yêu cầu liều duy trì thấp hơn do giảm chức năng thận liên quan đến độ tuổi.
+ Tổn thương thận:
Ở bệnh nhân trưởng thành và trẻ em, cần cân nhắc về dùng 1 liều khởi đầu nên dựa theo nồng độ đáy vancomycin huyết thanh hơn là chế độ liều có sẵn, đặc biệt ở bệnh nhân tổn thương thận nặng hoặc những bệnh nhân đang thực hiện liệu pháp thay thế thận (RRT) do nhiều nhân tố khác nhau mà có thể ảnh hưởng tới nồng độ vancomycin.
Ở những bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình, liều khởi đầu không được giảm. Ở những bệnh nhân suy thận nặng, tăng khoảng đưa liều thích hợp hơn là dùng liều hàng ngày thấp hơn.
Nên cân nhắc phù hợp dùng phối hợp nhiều loại thuốc mà có thể giảm độ thanh thải vancomycin và/hoặc làm cho các tác dụng không mong muốn của nó có thể xảy ra.
Vancomycin được thẩm tách kém bởi thẩm phân máu ngắt quãng. Tuy nhiên, việc sử dụng màng có hệ số siêu lọc lớn và liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT) làm tăng độ thanh thải vancomycin và nhìn chung đòi hỏi liều thay thế (thường sau giai đoạn thẩm tách máu trong trường hợp thẩm tách máu ngắt quãng)
+ Người lớn:
Điều chỉnh liều ở bệnh nhân trưởng thành có thể được dựa vào tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) theo công thức: [Cân nặng (kg) x 140 – tuổi (năm)]/ 72 x nồng độ creatinin huyết thanh (mg/dl) (x 0.85 với phụ nữ)
Liều khởi đầu thường thấy cho người lớn là 15-20 mg/kg mà có thể được dùng mỗi 24h ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng 20-49 ml/phút. Ở bệnh nhân tổn thương thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút) hoặc ở những bệnh nhận tiến hành liệu pháp thay thế thận, việc lựa chọn thời lượng và số lượng thích hợp của các liều sau đó phụ thuộc lớn vào phương thức của RRT và nên được dựa vào nồng độ đáy vancomycin huyết thanh và dựa vào chức năng thận còn lại. Phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng, cần cân nhắc để ngăn chặn liều tiếp theo trong khi chờ kết quả nồng độ vancomycin.
Ở những bệnh nhân suy thận trầm trọng, liều nạp ban đầu (25-30 mg/kg) không nên giảm đi.
+ Trẻ em:
Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhi từ 1 tuổi trở lên nên dựa vào eGFR theo công thức Schwartz:
eGFR (mL/phút/1.73m2 ) = (chiều cao cm x 0.413)/ nống độ creatinine huyết thanh (mg/dl)
eGFR (mL/phút/1.73m2) = (chiều cao cm x 36.2/ nống độ creatinine huyết thanh (μmol/L)
Với trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng dưới 1 tuổi, nên xin ý kiến chuyên gia do công thức Schwartz không áp dụng được với trẻ.
+ Tổn thương gan: không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan
+ Phụ nữ có thai: cần tăng liều để đạt được nồng độ điều trị ở phụ nữ có thai.
+ Bệnh nhân thừa cân: ở bệnh nhân thừa cân, liều đầu tiên nên được áp dụng theo từng cá nhân dựa vào khối lượng cơ thể như ở bệnh nhân không thừa cân.
– Đường uống:
+ Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên:
*Điều trị nhiễm khuẩn Clostridium difficile (CDI)
Liều vancomycin khuyến cáo là 125 mg mỗi 6h trong 10 ngày ở giai đoạn đầu tiên của CDI chưa nghiêm trọng. Liều này có thể tăng lên 500 mg mỗi 6h trong 10 ngày trong trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng. Liều hàng ngày cao nhất không vượt quá 2 g.
Ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần, có thể cân nhắc điều trị giai đoạn sớm của CDI với vancomycin, 125 mg 4 lần/ngày trong 10 ngày dựa vào hoặc giảm dần luôn, ví dụ giảm liều cho tới 125 mg/ngày hoặc dựa vào chế độ theo nhịp, như là 125-500 mg/ngày mỗi 2-3 ngày trong ít nhất 3 tuần.
*Trẻ sơ sinh, trẻ thiếu tháng và trẻ em dưới 12 tuổi
Liều vancomycin khuyến cáo là uống 10mg/kg mỗi 6h trong 10 ngày. Liều cao nhất 1 ngày không nên vượt quá 2 g.
Thời gian điều trị với vancomycin có thể cần được đáp ứng với tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân. Bất cứ khi nào kháng sinh có thể bị nghi ngờ gây ra CDI nên được ngừng sử dụng.
Nên đảm bảo việc thay thế chất lỏng và chất điện giải phải tương xứng.
– Kiểm soát nồng độ vancomycin huyết thanh:
Tần suất giám sát thuốc điều trị (TDM) nên được dựa trên tình trạng lâm sàng của từng cá nhân và phản ứng với điều trị, giới hạn từ lấy mẫu hàng ngày mà có thể được yêu cầu ở nhiều bệnh nhân thẩm tách máu không ổn định tới ít nhất 1 lần/tuần ở những bệnh nhân ổn định có đáp ứng với điều trị. Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nồng độ vancomycin huyết thanh nên được giám sát vào ngày thứ 2 điều trị ngay lập tức trước liều tiếp theo.
Ở những bệnh nhân thẩm tách máu ngắt quãng, cần đạt được nồng độ vancomycin thường xuyên trước khi bắt đầu giai đoạn thẩm tách máu.
Sau khi uống, cần thực hiện giám sát nồng độ vancomycin huyết thanh ở bệnh nhân có rối loạn ruột do nhiễm trùng.
Nồng độ đáy vancomycin (nhỏ nhất) trong máu thường là 10-20 mg/l, phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. Nồng độ đáy 15-20 mg/l thường được khuyến cáo bởi các phòng hóa sinh lâm sàng để bao phủ tốt hơn lên các vi khuẩn nhạy cảm với MIC ≥1 mg/L.
Phương pháp dựa vào mô hình có thể hữu ích trong việc dự đoán nhu cầu liều của tứng cá nhân để đạt được AUC thích hợp. Việc tiếp cận dựa vào mô hình có thể được dùng trong cả việc tính toán liều khởi đầu cá nhân và cho hiệu chỉnh liều dựa trên kết quả TDM.
– Cách dùng:
+ Đường tiêm:
Vancomycin đường tiêm thường được dùng để tiêm truyền ngắt quãng và những khuyến cáo về liều được đưa ra cho đường tĩnh mạch phù hợp với đường dùng này.
Vancomycin sẽ chỉ được dùng để tiêm truyền chậm trong ít nhất 1h hoặc ở tốc độ lớn nhất 10 mg/phút mà được pha loãng đủ (ít nhất 100 ml mỗi 500 mg hoặc ít nhất 200 ml mỗi 1000 mg)
Các bệnh nhân mà có lượng dung dịch được giới hạn cũng có thể dùng lượng dung dịch 500 mg/50 ml hoặc 1000 mg/100 ml, mặc dù nguy cơ tác dụng không mong muốn liên quan tiêm tuyền có thể gia tăng với nồng độ cao hơn.
Có thể cân nhắc truyền vancomycin liên tục, ví dụ ở bệnh nhân có độ thanh thải vancomycin không ổn định.
+ Đường uống:
Có thể uống sau khi pha loãng.
Bệnh nhân nên uống 1 phần lượng thuốc trong 1 lọ hoặc qua 1 ống thông dạ dày.
Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
– Phản ứng quá mẫn:
Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng hoặc thỉnh thoảng có thể xảy ra. Trong trường hợp phản ứng quá mẫn, phải dừng điều trị bằng vancomycin ngay lập tức và bắt đầu tiến hành phép đo độ tình trạng khẩn cấp thích hợp.
Ở những bệnh nhân dùng vancomycin dài hạn hoặc dùng đồng thời với các thuốc khác mà có thể gây tăng bạch cầu trung tính hoặc mất hạt bạch cầu, đếm bạch cầu cần được giám sát ở khoảng đưa liều thông thường. Tất cả bệnh nhân sử dụng vancomycin nên có các nghiên cứu huyết học định kỳ, phân tích nước tiểu, kiểm tra chức năng gan thận.
Nên cảnh báo bệnh nhân khi dùng vancomycin về phản ứng dị ứng với teicoplanin có thể xảy ra, do quá mẫn chéo, bao gồm sốc phản vệ nặng.
– Phổ tác dụng:
Vancomycin có phổ tác dụng giới hạn với vi khuẩn gram dương. Việc chỉ sử dụng thuốc không phù hợp cho điều trị 1 số loại nhiễm khuẩn trừ khi vi khuẩn gây bệnh đã có trong tài liệu và ddowwcj biết là nhạy cảm hoặc có nghi ngờ lớn rằng hầu hết các tác nhân có thể gây bệnh sẽ phù hợp với điều trị bằng vancomycin.
Việc dùng vancomycin thích hợp nên xem xét tới phổ tác dụng, tài liệu về an toàn và tính phù hợp của liệu pháp kháng sinh tiêu chuẩn để điều trị cho từng bệnh nhân.
– Độc thính giác
Độc thính giác, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn đã được báo cáo ở bệnh nhân bị điếc trước đó, là những người dùng quá liều đường tĩnh mạch, hoặc ở người tiến hành điều trị đồng thời với các dược chất gây độc thính giác khác như aminoglycoside. Vancomycin cũng cần tránh sử dụng với bệnh nhân mất thính giác trước đó. Điếc có thể diễn ra trước bởi ù tai. Kinh nghiệm sử dụng các kháng sinh khác gợi ý rằng điếc có thể tiến triển mặc dù dừng điều trị. Để giảm nguy cơ gây độc thính giác, nồng độ trong máu nên được xác định định kỳ và khuyến cáo kiểm tra định kỳ chức năng thính giác.
Người cao tuổi đặc biệt nhạy cảm với tổn hại thính giác. Kiểm soát chức năng thính giác và tiền đình ở người cao tuổi nên được thực hiện trong và sau điều trị. Tránh sử dụng đồng thời hoặc liên tục các chất gây độc thính giác khác
– Phản ứng liên quan tới tiêm truyền:
Tiêm tĩnh mạch nhanh (ví dụ trong vài phút) có thể gây tụt huyết áp quá mức (bao gồm sốc và hiếm khi gây ngừng tim), phản ứng giống histamin và ban chẩn hoặc mề đay (“hội chứng người đỏ” hoặc “hội chứng cổ đỏ”). Vancomycin nên được truyền chậm trong dung dịch pha loãng (2.5-5.0 mg/ml) ở tốc độ không lớn hơn 10 mg/phút và trong vòng không dưới 60 phút để tránh phản ứng liên quan truyền nhanh. Ngừng truyền thường kiến những phản ứng này ngừng tức thì.
Tần suất của các phản ứng liên quan đến truyền nhanh (tụt huyết áp, sốt, ban đỏ, mề đay và ngứa) gia tăng với việc dùng cùng các thuốc gây tê. Điều này có thể giảm đi bằng cách dùng vancomycin tiêm truyền trong ít nhất 60 phút, trước khi gây tê.
– Phản ứng bỏng nặng
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) đã được báo cáo với việc dùng vancomycin. Nếu các triệu chứng hoặc dấu hiệu của SJS xuất hiện (như nổi ban da tiến triển thường xuất hiện cùng phỏng rộp hoặc tổn thương niêm mạc), nên ngừng điều trị bằng vancomycin ngay lập tức và đánh giá chức năng da đặc biệt nên được cân nhắc.
– Phản ứng liên quan vị trí tiêm:
Đau và viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở nhiều bệnh nhân tiêm vancomycin và đôi khi rất nặng. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm tĩnh mạch huyết khối có thể được giảm thiểu bằng truyền chậm dung dịch pha loãng và bằng thay đổi vị trí truyền thường xuyên.
Hiệu lực và an toàn của vancomycin không được thiết lập khi dùng qua đường tiêm trong vỏ, tiêm trong thắt lưng và tiêm trong tâm thất.
– Nhiễm độc thận
Vancomycin nên được sử dụng cẩn thận ở bệnh nhân suy thận, bao gồm cả bệnh nhân vô niệu, vì khả năng phát triển các tác dụng độc hại lớn hơn nhiều khi có nồng độ cao trong máu kéo dài. Nguy cơ độc tính tăng lên khi nồng độ trong máu cao hoặc điều trị kéo dài.
Theo dõi thường xuyên nồng độ vancomycin trong máu được chỉ định trong điều trị liều cao và sử dụng lâu dài, đặc biệt ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận hoặc suy giảm thính lực cũng như sử dụng đồng thời các chất gây độc thận hoặc độc tai.
– Bệnh nhi:
Các khuyến cáo về liều tiêm tĩnh mạch hiện tại cho bệnh nhi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi, có thể dẫn đến nồng độ vancomycin dưới mức điều trị ở một số lượng đáng kể trẻ em. Tuy nhiên, sự an toàn của việc tăng liều vancomycin chưa được đánh giá đúng và liều cao hơn 60 mg/kg/ngày thường không được khuyến cáo.
Vancomycin nên được sử dụng với sự chăm sóc đặc biệt ở trẻ thiếu tháng và trẻ nhỏ, vì sự non nớt của thận và sự gia tăng nồng độ trong huyết thanh của vancomycin. Do đó, nồng độ vancomycin trong máu nên được theo dõi cẩn thận ở những trẻ này. Sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc gây mê có liên quan đến ban đỏ và đỏ da giống histamine ở trẻ em. Tương tự, sử dụng đồng thời với các tác nhân gây độc thận như kháng sinh aminoglycoside, NSAID (ví dụ, ibuprofen để đóng ống thông động mạch) hoặc amphotericin B có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm độc thận và do đó việc giám sát nồng độ vancomycin huyết thanh và chức năng thận thường xuyên hơn được chỉ định.
– Dùng cho người già
Sự suy giảm tự nhiên của màng lọc cầu thận với độ tuổi ngày càng tăng có thể dẫn đến nồng độ huyết thanh vancomycin tăng cao nếu không điều chỉnh được liều.
– Tương tác thuốc với thuốc gây mê
Thuốc gây mê gây ức chế cơ tim có thể được tăng cường bởi vancomycin. Trong quá trình gây mê, liều phải được pha loãng và dùng từ từ với theo dõi tim chặt chẽ. Thay đổi vị trí nên được trì hoãn cho đến khi truyền xong để cho phép điều chỉnh tư thế.
– Viêm ruột kết giả mạc
Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài nghiêm trọng, khả năng viêm ruột kết giả mạc mà có thể đe dọa đến tính mạng phải được xem xét. Không được sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy.
– Bội nhiễm
Việc sử dụng vancomycin kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật không nhạy cảm. Quan sát bệnh nhân cẩn thận là điều cần thiết. Nếu bội nhiễm xảy ra trong quá trình trị liệu, cần có biện pháp thích hợp.
– Dùng đường uống
Sử dụng vancomycin tiêm tĩnh mạch không hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng Clostridium difficile. Vancomycin nên được dùng bằng đường uống cho chỉ định này.
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Clostridium difficile hoặc độc tố không được khuyến cáo ở trẻ dưới 1 tuổi do tỷ lệ nhiễm khuẩn không triệu chứng cao trừ khi tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh có các yếu tố nguy cơ ứ máu như bệnh Hirschsprung, phẫu thuật hậu môn hoặc rối loạn vận động nghiêm trọng khác. Các nguyên nhân thay thế phải luôn được tìm kiếm và viêm ruột kết nhiễm khuẩn Clostridium difficile được chứng minh.
Tương tác thuốc
Sử dụng đồng thời vancomycin và các thuốc gây mê có liên quan đến ban đỏ, cơn đỏ bừng như histamin và phản ứng phản vệ.
Sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc thần kinh hoặc độc thận khác, ví dụ: amphotericin B, streptomycin, neomycin, gentamicin, kanamycin, amikacin, tobramycin, bacitracin, polymyxin B, colistin và cisplatin cần theo dõi cẩn thận.
Thuốc lợi tiểu như axit ethacrynic và frusemide có thể làm nặng thêm độc tính thính giác.
Cholestyramine đã được chứng minh là liên kết in vitro với vancomycin. Do đó, nếu Vancomycin đường uống được sử dụng với cholestyramine, hai loại thuốc này nên được dùng cách nhau vài giờ.
Tác dụng ngoài ý
– Tóm tắt hồ sơ an toàn
Các phản ứng bất lợi phổ biến nhất là viêm tĩnh mạch, phản ứng dị ứng giả và cơn đỏ bừng ở phần trên của cơ thể (hội chứng cổ đỏ) liên quan đến việc truyền vancomycin truyền tĩnh mạch quá nhanh.
Sự hấp thu của vancomycin từ đường tiêu hóa là không đáng kể. Tuy nhiên, trong tình trạng viêm niêm mạc ruột nghiêm trọng, đặc biệt là kết hợp với suy thận, các phản ứng bất lợi có thể xuất hiện khi vancomycin được tiêm tĩnh mạch.
– Danh sách tổng hợp các phản ứng có hại
+ Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết:
*Hiếm: Giảm bạch cầu có hồi phục, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, giảm cả hồng cầu – bạch cầu – tiểu cầu
+ Rối loạn hệ thống miễn dịch:
*Hiếm: Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ
+ Rối loạn tai và tai trong:
*Không phổ biến: Mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
*Hiếm: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
+ Rối loạn tim
*Rất hiếm: Ngừng tim
+ Rối loạn mạch máu:
*Phổ biến: Hạ huyết áp
*Hiếm: Viêm mạch
+ Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:
*Phổ biến: Khó thở, thở khò khè
+ Rối loạn tiêu hóa:
*Hiếm: Buồn nôn
*Rất hiếm: Viêm ruột kết giả mạc
*Không rõ: Nôn, tiêu chảy
+ Rối loạn da và mô dưới da:
*Phổ biến: Đỏ bừng cơ thể (hội chứng người đỏ), viêm ngoại ban và viêm niêm mạc, ngứa, nổi mề đay
*Rất hiếm: Viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, bệnh da có bọng nước có cơ chế miễn dịch
*Không rõ: Tăng bạch cầu ái toan và triệu chứng toàn thân (hội chứng DRESS), AGEP (Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính)
+ Rối loạn thận và tiết niệu:
*Phổ biến: Suy thận biểu hiện chủ yếu bằng tăng creatinine huyết thanh và urê huyết thanh
*Hiếm: Viêm thận kẽ, suy thận cấp.
*Không rõ: Hoại tử ống thận cấp
+ Rối loạn chung và điều kiện vị trí dùng thuốc:
*Phổ biến: Viêm tĩnh mạch, đỏ phần trên cơ thể và mặt.
*Hiếm hoi: Sốt thuốc, run rẩy, đau và co thắt cơ ngực và cơ lưng
Quá liều
Chăm sóc hỗ trợ được khuyên dùng, với việc duy trì màng lọc cầu thận. Vancomycin được loại bỏ khỏi máu kém bằng thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc. Lọc máu hấp phụ với Amberlite resin XAD-4 đã được báo cáo là có lợi ích hạn chế.