Những đứa trẻ sống trong bạo lực thường xuyên sẽ kém phát triển mọi mặt về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó chính là lý do để chúng tan ngay lúc này cùng cam kết nói không với bạo lực khi nuôi dạy con cái.
Mục lục
Theo Ths. Trần Ái Liên, đa phần các ông bố bà mẹ đều mong muốn con nghe lời như một điều rất chính đáng mà không biết rằng chính mình đang tạo ra một thứ quyền lực một chiều, nghĩa là bạn ra lệnh và con cái phải nghe theo. Và đây chính là mầm mống cho sự phản kháng của bé. Theo Ths. Liên “quyền lực chỉ có sức mạnh khi có sự đồng ý” và thay vì ép con cái nghe lời, hãy cùng nhau hợp tác. Nghĩa là có sự đối thoại hai chiều và điều luật được đưa ra dựa trên sự thuyết phục, thương lượng và thống nhất trước khi đưa ra quyết định.
Nguyên tắc thưởng phạt
Chỉ phạt lỗi thường xuyên
Không có ai không bao giờ mắc lỗi, bởi thế bé chỉ đáng bị khiển trách khi lặp lại lỗi lầm đó. Để có sự công bằng trong thưởng phạt, điều luật thưởng phạt cần đưa ra càng rõ ràng và nhất thiết phải có sự thống nhất từ trước. Khi bé phạm một lỗi lầm chưa có trong điều luật quy định, bé nghiễm nhiên không bị phạt.
Điều bố mẹ cần làm là phân tích cho bé hiểu việc làm của bé là không đúng và tiếp tục thảo luận để đưa lỗi mới này vào quy định thưởng phạt.
Phạt cái muốn, không phạt cái cần
Cái cần ở đây là những nhu cầu tối thiểu như ăn (cơm, rau, thịt, cá), uống nước, tắm rửa, học hành…
Nếu con chưa ngoan, bạn sẽ không phạt con không được ăn cơm mà sẽ phạt con không được làm điều con muốn như xem tivi
Còn cái muốn có thể hiểu đó là những điều con muốn nhưng nếu không được đap ứng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý. VD: ăn kem, kẹo bánh, chơi ipad, xem tivi, đi chơi cuối tuần…Như vậy nếu con chưa ngoan, bạn sẽ không phạt con không được ăn cơm mà sẽ phạt con không được làm điều con muốn như: không được ăn kem, không được uống nước ngọt…
Dựa trên cố gắng, không dựa trên kết quả
Đa phần chúng ta đều muốn con mình là người về nhất. Nhưng nếu ai cũng nhất cả thì ai sẽ là người về nhì, chưa nói ba, tư, năm. Hãy thưởng phạt dựa trên sự cố gắng, tiến bộ của con, đừng dựa trên kết quả. Đặt mục tiêu quá sức của con, sẽ xảy ra một trong hai khả năng: Con không bao giờ được thưởng dù đã cố gắng, và sẽ sinh ra tâm lý tự ti; Con sẽ gian lận nhằm đạt được điểm 10 để được phần thưởng.
Vì vậy, để khuyến khích con, hãy cho con một mục tiêu mà con có thể đạt được nếu con cố gắng. Nếu hôm trước con được điểm 6, hôm nay con được điểm 8 thì đã là một bước tiến bộ, cũng là đáng khen và đáng được thưởng rồi chứ không phải cứ phải điểm 10 mới được khen.
Hai hình thức phạt không đòn roi
Góc bình yên
Góc bình yên hiểu đơn giản là một góc trống trong nhà, không có đồ đạc gì để con không bị phân tâm, chỉ có một mình bé ngẫm nghĩ về lỗi của mình. Hình phạt này chỉ nên áp dụng khi bé đã hiểu được luật nhân quả, khoảng 3 tuổi đến dưới 10 tuổi. Thời gian đứng phạt được tính theo công thức số tuổi bằng số phút (3 tuổi = 3 phút, 4 tuổi = 4 phút), tối đa không quá 15 phút và không quá 20 lần/ngày.
Để có sơ sở thưởng phạt công bằng, bố mẹ và con cái có thể cùng thảo luận để xây dựng một bảng điểm để chấm điểm từng người.
Lưu ý: Cách nhận biết bé đã biết quy luật nhân quả. Thử hỏi bé 10 câu hỏi khác nhau (VD: Bật đèn lên, hỏi bé: Tại sao đèn sáng => Vì bật đèn nên đèn sáng), nếu bé trả lời đúng từ 7 câu trở lên nghĩa là bé đã hiểu được quy luật nhân quả.
Phạt không được đi chơi/xem tivi..
Nếu bé rất thích xem tivi và vẫn được phép xem 1 tiếng/ngày, thì khi bé phạm lỗi bé sẽ bị phạt không được xem tivi nữa, thời gian phạt có thể là 1 ngày, vài ngày hoặc 1 tuần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của lỗi mà bé mắc phải. Tương tự, bạn có thể phạt bé không được ăn kem, không được đi sở thú, không được đi xem phim…
Khi lời nói bất lực cũng cần những ngoại lệ
Trong một vài trường hợp, nếu trẻ không nghe lời khuyên của bố mẹ hãy để trẻ được trải nghiệm và lãnh hậu quả đương nhiên. Tuy nhiên với trường hợp bất khả kháng, cha mẹ phải quyết định lựa chọn cách giải quyết để “kiểm soát tổn thất” (những hành vi ảnh hưởng đến tính mạng của con, hậu quả khó lường phải dùng bạo lực để giảm thiểu tổn thất) thì sau đó cha mẹ phải chính thức xin lỗi con trẻ.
Lập bảng điểm làm cơ sở thưởng phạt
Để có sơ sở thưởng phạt công bằng, bố mẹ và con cái có thể cùng thảo luận để xây dựng một bảng điểm (bao gồm các quy định, không quá 10 điều) để chấm điểm từng người. Làm tốt được cộng điểm, làm sai bị trừ điểm. Ai được điểm cao thì phần thưởng lớn, ai điểm ít thì phần thưởng thấp.
Mẫu bảng điểm:
Hành vi/Lời nói không nên | Bố | Ngày | Mẹ | Ngày | Con | Ngày |
Đánh người khác
Nạt lớn tiếng Bỏ cơm Ngủ dậy trễ Đi về trễ Đi không thông báo Tắm quá 15’ Ăn quá 30’ Chửi thề Thức khuya |
-1 | Thứ hai | -1 | |||
Hành vi/Lời nói nên | Bố | Ngày | Mẹ | Ngày | Con | Ngày |
Nói nhỏ nhẹ
Thái độ bình tĩnh Ăn cơm dưới 30’ Ngủ dậy đúng giờ Đi học đúng giờ Khen tặng trung thực & chân thành Đọc sách Bày tỏ tình cảm |
+1 | Chủ nhật | ||||
Tổng cộng điểm trong tuần |
Tùy theo văn hóa của gia đình và mong muốn của bố mẹ mà bảng điểm sẽ được bổ sung các tiêu chí đánh giá. Thưởng phạt cũng sẽ được căn từ trên bảng điểm này.
Benh.vn st