Bệnh suy thận là căn bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Bệnh gây nên tình trạng suy giảm và làm mất dần chứ năng bài tiết của thận. Phát hiện bệnh sớm giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh, và gánh nặng kinh tế cho gia đình. Vậy suy thận là gì, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và cách điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu.
Mục lục
Suy thận là bệnh gì
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến âm thầm, từ từ. Người bị suy thận giai đoạn cuối nếu muốn duy trì sự sống sẽ cần phải cần chạy thận hoặc ghép thận. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không hề có các biểu hiệu của bệnh cho đến khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối.
Suy thận là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay
Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể lọc và bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Người bệnh cần thay thận hoặc lọc máu bằng chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Đâu là nguyên nhân gây ra chứng suy thận
Có nhiểu nguyên nhân gây suy thận hiện nay. Những nguyên nhân tưởng chừng rất đơn giản từ thói quen sinh hoạt đã khiến nhiều người mắc bệnh mà không hề biết.
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm: Việc hấp thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài sẽ gia tăng gánh nặng cho thận. Thậm chí là nguyên nhân khiến cho thận luôn trong tình trạng hoạt động “quá tải” dẫn đến suy giảm chức năng.
Thường xuyên ăn canh hầm có chứa chất Purine: Ăn canh thịt hầm trong thời gian dài sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất Purine và dễ dẫn đến đột quỵ, bệnh thận suy.
Nhịn tiểu, không uống đủ nước: Việc nhịn tiểu thường xuyên cũng được xem là nguyên nhân tăng áp lực lên bàng quang, dồn ép chức năng tiểu tiện xuống thấp gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản, dễ dẫn tới viêm bể thận, suy thận. Uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng khiến chất cặn bã và độc tố trong nước tiểu tăng cao ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận.
Ăn quá mặn: Đây được coi là nguyên nhân khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài làm tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến thận bị suy giảm chức năng dẫn đến bệnh suy thận.
Lạm dụng thuốc Tây: Việc lạm dụng thuốc về lâu ngày sẽ gây tổn thương đến thận, làm giảm chức năng và dẫn đến chứng suy thận.
Những triệu chứng phổ biến, thường gặp của bệnh suy thận
Phần lớn, bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn mạn tính. Các dấu hiệu ghi nhận được ở giai đoạn này thường là:
Mệt mỏi: Bệnh suy thận làm sụt giảm hormon erythropoietin tạo ra ít hồng cầu vận chuyển oxy trong máu khiến cơ thể của người bệnh mệt mỏi do thiếu máu.
Hơi thở có mùi: Sự tích tụ của chất thải ure trong máu do thận không lọc và đào thải hết được sẽ làm hơi thở có mùi.
Đi tiểu bất thường: Người mắc chứng suy thận thường đi tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, cảm thấy căng tức hoặc khó đi tiểu và nước tiểu có thể có lẫn máu…
Phù: Chứng suy thận khiến cho việc loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể không được trơn tru, thuận lợi dẫn đến triệu chứng phù ở chân, cổ, tay, mặt…
Phương pháp điều trị bệnh suy thận hiện nay
Suy thận là bệnh nguy hiểm đến tính mạng và tốn nhiều tiền để chữa trị. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhưng biến chứng nguy hại. Tuy nhiên, hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh suy thận đã được nghiên cứu thành công và áp dụng trong rộng rãi.
Phát hiện kịp thời sẽ tăng khả năng điều trị chứng suy thận
Thông thường suy thận mạn không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.
Người bệnh có thể áp dụng các cách như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nên đặc biệt lưu ý tuân thủ chế độ ăn dành cho người suy thận: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối để không gây nên các gánh nặng cho thận.
Đối với những bệnh nhân suy thận mạn tính, khi chức năng của thận đã giảm xuống dưới 50%, thì nên lưu ý đến cơ sở y tế thăm khám để được kê đơn và chỉ định phương pháp điều trị.
Trên đây là những tổng hợp tổng quan về chứng suy thận. Đặc biệt là nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh. Hãy bảo vệ sức khỏe thật tốt và thăm khám, tầm soát bệnh tật thường xuyên để kịp thời phát hiện cũng như can thiệp kịp thời các chứng bệnh bất thường. Chúc các bạn sức khỏe dồi dào và thành công!