Vai trò của dây rốn
Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua nhau thai ( nhau thai liền với thành tử cung bên trong của người mẹ). Nhau thai kết nối với cơ thể bé thông qua dây rốn. Sau khi bé được sinh ra, dây rốn không còn tác dụng nữa nhưng cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng núm rốn sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng. các bác sĩ sẽ cắt dây rốn của bé đi, tạo thành một gốc cuống rốn trên bụng bé.
Thời gian rụng gốc cuống rốn
Trong khoảng 10-21 ngày gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết thương nhỏ và mất khoảng vài ngày để lành lại. Tuy nhiên cũng không phải trẻ nào cũng cũng rụng rốn vào thời điểm trên,có bé phải cắt rốn lại thêm lần nữa vì cuống rốn mãi không rụng.
Phương pháp chăm sóc cuống rốn
Mẹ phải luôn giữ cho cuống rốn được sạch sẽ và khô ráo. Khi mặc bỉm cho bé không nên để bỉm che lấp cuống rốn, để cuống rốn được tiếp xúc với không khí và không được dính nước tiểu. Khi cuống rốn bị rụng đi, có thể bạn sẽ thấy một chút máu bị nhỏ ra, đây là một hiện tượng bình thường không đáng lo lắng. Không nên cho bé tắm bồn cho đến khi cuống rốn bị rụng đi.
Dùng cồn 70 độ để sát trùng tay và các dụng cụ tiếp xúc với cuống rốn của bé
Dùng petadin để sát trùng rốn cho bé
Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần
Dùng que gòn để làm khô rốn
Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn
Chú ý
– Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng rốn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ bị sốt hay quấy khóc khác thường.
- Rốn và vùng quanh rốn trở nên sưng tấy và đỏ.
- Nổi cục hoặc sưng ở vùng rốn.
- Chảy mủ vàng
- Chảy máu
Benh.vn