Số lượng bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn Whitmore đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cao đang làm người dân vô cùng hoang mang. Liệu loài vi khuẩn đáng sợ với lời đồn thổi ” ăn thịt người ” này đáng sợ đến mức nào ?
Mục lục
Whitemore là bệnh gì ?
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do loài vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn có trong bùn đất , bụi đất. Khi đó vi khuẩn có thể khu trú tại các ổ nhiễm trùng trên da gây sốt và đau cơ. Từ đó vi khuẩn có thể lây lan vào máu để gây nhiễm khuẩn huyết , diễn tiến hành hình thái Whitmore mạn gây tổn thương tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp và mắt.
Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây áp xe gan lách, viêm nhiễm vùng sinh dục nhiễm trùng da cơ vân,…
Do có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu điều trị sai.
Bệnh Whitmore nguy hiểm đến mức nào ?
Tỷ lệ tử vong
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tháng qua ghi nhận 12 ca bệnh. Từ đầu năm đến nay là 20 ca, trong đó 4 người tử vong.
Tỷ lệ tử vong lên đến 40-60% là rất cao. Trong trường hợp nặng có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Vi khuẩn ăn thịt người ?
Thật ra thì tất cả các loại vi khuẩn kí sinh trùng đều ăn thịt người hết cả. Khi vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể chúng ta sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng mà con người tổng hợp ra . Đáp lại cơ thể có hàng rào bảo vệ với các lớp bảo vệ như da lông móng tóc, hàng rào kháng thể,… để bảo vệ và chống lại các loài vi khuẩn.
Vậy vi khuẩn này có đáng sợ thật không ?
Câu trả lời là có. Vi khuẩn này có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông dụng , cùng với việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn . Dẫn tới việc cực kì khó khăn trong việc điều trị , nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vọng lên tới con số cực lớn.
Ai là người có nguy cơ mắc bệnh ?
Vi khuẩn này có mặt trong đất bùn, đất rừng ao hồ, nơi bị ô nhiễm ở khu vực Đông Nam Á , Úc. Vì thế những người lao động trực tiếp tiếp xúc với những nơi này sẽ có nguy cơ cao. Đặc biệt với những người có bệnh mắc kèm, hệ miễn dịch suy giảm, bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh phổi,…
Phòng tránh bệnh như thế nào ?
Tránh lại gần những vùng có nguy cơ cao . Nếu phải tiếp xúc làm việc với bùn đất thì cần đi ủng, đeo găng tay, sau khi làm việc xong cần vệ sinh thân thể sạch sẽ
Những người có vết thương hở xước xát thì càng tuyệt đối không nên tiếp xúc với những nơi có nguy cơ cao.
Nếu bị thương khi đang chơi, làm việc tại những vùng có vị trí nguy cơ bệnh cao cần sát trùng vết thương đúng cách , theo dõi sức khỏe sát sao xem có sốt hay đau nhức cơ hay không.
Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn bớt hoang mang hơn về căn bệnh này.