Do đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam (4 mùa xuân, hạ, thu, đông) nên trẻ nhỏ thường bị viêm họng, viêm VA… Đặc biệt viêm VA khiến trẻ sốt cao, tái đi tái lạị nhiều lần…dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
Mục lục
Để ngăn chặn tình trạng trên, nhiều trường hợp các bác sỹ đã chỉ định nạo VA. Vậy, vì sao trẻ hay bị viêm VA? Khi nào thì phải nạo VA cho trẻ?
VA là bộ phận nào trên cơ thể?
VA xuất hiện ở trẻ ngay sau khi sinh, chúng cùng với amidan khẩu cái (mà ta quen gọi là amiđan) và amiđan đáy lưỡi tạo thành một vòng bạch huyết quanh họng (vòng bạch huyết Wandayer).
VA (vegetation adenoide), là một đám tổ chức lympho nằm ở trần vòm họng (còn gọi là amidan Luschka) và quanh loa vòi nhĩ (còn gọi là amidan Gerlach).
Vị trí VA và Amidan trong cổ họng
Chức năng của VA
- Nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa.
- Giúp cho hệ thống miễn dịch sản xuất ra các kháng nguyên bảo vệ cơ thể…
Khi nào thì VA bị viêm nhiễm
Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng. Khi tổ chức này viêm hoặc quá phát thành khối gọi là sùi vòm họng hay còn gọi là viêm V.A.
Viêm VA gây cản trở đến việc hít thở không khí.
Có 2 loại viêm VA là: Viêm VA cấp tính và Viêm VA mạn tính.
Triệu chứng viêm VA
Viêm VA cấp
+ Trẻ bị sốt, 38 – 39oC, cũng có thể sốt cao, kèm theo chảy mũi (chảy mũi trong, loãng, chảy mũi nhầy, mũi mủ).
+ Trẻ bị ngạt mũi, thường phải há miệng để thở khi ngủ và thường xuất hiện tiếng ngáy.
+ Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Một số dấu hiệu điển hình của viêm VA
Viêm VA mạn tính
+ Chảy mũi và nghẹt mũi mạn tính, kéo dài (bội nhiễm).
+ Trẻ ngáy to khi ngủ và phải thở đường miệng (do nghẹt mũi hoàn hoàn toàn).
+ Trẻ viêm VA mãn tính kéo dài (không được điều trị) có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên khuôn mặt…
Biến chứng viêm VA
- Viêm phế quản.
- Viêm tai giữa.
- Viêm thanh quản hạ thanh môn.
- Áp xe thành sau họng…
Điều trị viêm VA
Viêm VA cấp tính
+ Uống thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao trên 38oC).
+ Dùng kháng sinh.
+ Các thuốc làm loãng đờm, giảm ho.
+ Nhỏ thuốc mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô).
Viêm VA mạn tính biến chứng
+ Nạo VA.
Lưu ý: trẻ cần được làm sạch mũi thường xuyên và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Làm sạch mũi, họng bằng nước muối sinh lý để phòng tránh viêm VA
Phương pháp nạo VA
- Gây mê tại chỗ (thực hiện trong vài phút)
- Gây tê tại chỗ (trẻ có thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật, không cần kiêng nói…)
Vì sao trẻ hay bị viêm VA?
- Do cấu trúc của VA có nhiều khe kẽ, ngóc ngách là nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng.
- Do VA nằm ở ngay cửa ngõ của cơ thể.
- Do VA dễ bị tấn công bởi các tác nhân ngoại lai (vi khuẩn, virus) khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường.
- Do sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn nên dễ bị viêm nhiễm…
Khi nào thì phải nạo VA cho trẻ?
- Khi VA bị viêm nhiễm nặng (tái đi tái lại nhiều lần: nhiều hơn 5 lần/1 năm.).
- Khi VA quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi.
- Khi VA thường xuyên bị viêm nhiễm dẫn đến thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Khi VA viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận như: mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản (Viêm VA gây biến chứng)…
- Nạo VA khi VA bị viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến xoang, phế quản
Phương pháp phòng ngừa viêm VA cho trẻ
- Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên.
- Rửa mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý khi trẻ bị viêm mũi, họng.
- Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem (niêm mạc họng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột) dẫn đến viêm nhiễm.
- Giữ ấm mũi, họng cho trẻ khi thời tiết giao mùa, trở lạnh…
- Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm V.A.
Lời kết
Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ viêm VA chiếm khoảng 30%, lứa tuổi mắc bệnh, nhiều nhất từ 2 – 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do: trẻ bị lạnh đột ngột, lạnh kéo dài, lây nhiễm cúm, sởi, ho gà…Viêm VA lâu ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, hạ thanh môn, áp se thành sau họng…
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh VA cho trẻ chúng ta cần: vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm mũi, họng cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, giao mùa…
Benh.vn