Viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ trở thành mãn tính nếu không được điều trị đúng cách và loại bỏ nguyên nhân kịp thời. Bên cạnh đó, việc ăn uống và chăm sóc tại nhà cũng ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết thương. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Mục lục
Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một loại viêm da do tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường. Triệu chứng điển hình của loại viêm da này là các nốt mụn nước, dát đỏ trên da, mức độ phù nề là trợt loét khác nhau ở các đối tượng. Bệnh có thể sẽ kéo dài dai dẳng nếu không tìm được ra nguyên nhân gây dị ứng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường gặp:
- Hoá chất trong sản xuất quần áo và giày dép: Chất làm mềm da trong giày dép và chất chống oxy hóa trong quần áo có thể gây kích ứng da.
- Mỹ phẩm: Các thành phần trong mỹ phẩm như sơn móng tay, sản phẩm khử mùi và kem tẩy lông có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Nước hoa và chất làm thơm: Một số người có thể phản ứng với thành phần trong nước hoa hoặc các chất làm thơm khác, gây kích ứng da.
- Thành phần của thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa các chất như kháng sinh (ví dụ như Neomycin, Bacitracin), thuốc kháng histamin (ví dụ như diphenhydramine) và các chất khử trùng (ví dụ như thimerosal, hexachlorophene) có thể gây kích ứng da.
- Hợp chất kim loại: Một số người có thể phản ứng với các hợp chất kim loại như nickel, thủy ngân, cobalt, chrome có trong các vật dụng như khóa dây nịt, đồ trang sức hoặc tiếp xúc trong môi trường làm việc.
- Cây cối: Một số loại cây như cây sồi, sumac, vỏ hạt điều, vỏ xoài, hoa nho có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng là khác nhau giữa các đối tượng, thông thường được chia ra làm 2 thể là cấp tính và mạn tính.
- Xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, phù nề trên da.
- Các bọng nước sát nhau tạo thành từng mảng, khi bị chợt gây tiết dịch và đóng vảy.
- Ngứa tại các vị trí vị viêm.
- Với trường hợp mạn tính, xuất hiện vùng da lichen hoá, dày lên, đóng vảy.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng cần phối hợp các biện pháp điều trị vừa giúp giảm triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dị ứng
Trong viêm da tiếp xúc dị ứng, người bệnh chủ yếu có các dấu hiệu của viêm, ngứa vì vậy thông thường thuốc được dùng sẽ chứa các chất kháng viêm corticoid, kháng histamin H1, Nano bạc,… Các thành phần hoạt chất này giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy và giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, để sử dụng dài ngày hoặc dùng cho trẻ nhỏ thì nên lựa chọn các kem bôi ngoài da an toàn lành tính.
Gel bôi da PlasmaKare No5 là một giải pháp toàn diện và an toàn trong điều trị viêm da dị ứng.
- Nano bạc chuẩn hoá đem lại hiệu quả trong chống viêm, săn se vết thương hở, thúc đẩy vết thương nhanh lành, làm giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, viêm loét khi viêm da.
- Dịch chiết núc nác: Được đánh giá như một chất kháng Histamin tự nhiên, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, làm dịu vùng da bị dị ứng.
- Dịch chiết lựu đỏ có trong PlasmaKare No5 cũng góp phần kích thích tái tạo da, thúc đẩy vết trợt da nhanh lành.
Chăm sóc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì người mắc viêm da dị ứng cũng cần chú ý trong quá trình điều trị tại nhà.
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây viêm da dị ứng
Nếu đã tìm ra nguyên nhân gây viêm da, nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân đó để tránh tình trạng viêm da tái phát. Ví dụ, nếu bạn biết mình bị dị ứng với hóa chất trong mỹ phẩm, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa thành phần đó.
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Nếu bạn có viêm da tiếp xúc nhạy cảm ánh sáng, hạn chế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Thoa kem chống nắng và đội nón, áo dài nhằm bảo vệ da tránh khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.
Tránh gãi da
Hạn chế việc gãi vào vùng da bị viêm để tránh lây lan và nhiễm trùng trên da. Gãi da chỉ làm tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn.
Sử dụng phương pháp chườm lạnh
Nếu bạn có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ trên da, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh bằng cách đắp một miếng khăn ướt lạnh lên vùng da bị viêm trong khoảng 15-30 phút. Làm điều này vài lần trong ngày có thể giúp làm dịu da và giảm tình trạng viêm.
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn
Chọn các sản phẩm dưỡng ẩm như kem calamine, bột yến mạch tắm để làm dịu da và giúp làn da hồi phục. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Burow để làm dịu da.
Sử dụng các dung dịch hoặc kem bôi ngoài
Sử dụng các dung dịch hoặc kem bôi ngoài để sát khuẩn tại vị trí viêm da như dung dịch Jarrish, hoặc nước muối sinh lý, hồ neopred.
Lưu ý trong chữa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Dưới đây là một vài lưu ý mà người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng cần quan tâm:
Viêm da tiếp xúc dị ứng nên ăn gì
Trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng, không có một chế độ ăn cụ thể được khuyến nghị. Tuy nhiên, có một số lưu ý về chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và làm dịu tình trạng viêm da:
- Chế độ ăn lành mạnh: Hãy tập trung vào việc ăn một chế độ ăn lành mạnh và cân đối. Bao gồm nhiều rau, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein như thịt gia cầm, cá, đậu hạt và chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt lanh.
- Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do và hỗ trợ quá trình phục hồi. Bao gồm các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, kiwi, cà chua và các thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, hạt óc chó, dầu hạt lanh.
- Omega-3: Các axit béo omega-3 có tính chất chống viêm và có thể hỗ trợ quá trình làm dịu viêm da. Các nguồn omega-3 bao gồm cá hồi, cá mackerel, cá trích, hạt lanh và hạt chia.
- Nước: Luôn giữ cơ thể được đủ nước bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Nước giúp duy trì độ ẩm cho da và giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì
Trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng, không có một chế độ ăn kiêng cụ thể được khuyến nghị. Tuy nhiên, có một số thực phẩm và chất kích thích có thể gây kích ứng hoặc làm tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số thực phẩm và chất cần hạn chế hoặc tránh khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng:
- Chất kích thích: Một số chất kích thích như cà phê, rượu, đồ ngọt và đồ chiên rán có thể làm tăng tình trạng viêm da và ngứa. Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống chứa cafein, rượu và các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh.
- Thực phẩm có thể tăng viêm: Một số thực phẩm có khả năng tăng tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm thực phẩm chứa đường, thực phẩm chứa gluten (đối với những người bị tác động bởi bệnh celiac) và thực phẩm chứa chất bảo quản và chất phụ gia.
- Chất cay và gia vị mạnh: Chất cay và gia vị mạnh có thể gây kích ứng da và làm tăng tình trạng viêm. Hạn chế sử dụng các loại gia vị mạnh như tiêu, ớt, tỏi và hành.
Viêm da tiếp xúc dị ứng có lây không
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một phản ứng cục bộ trên da do một chất gây kích ứng cụ thể. Và nó không phải là một bệnh lây truyền, không được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi
Thời gian để viêm da tiếp xúc dị ứng khỏi hoàn toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mức độ và thời gian phục hồi của da cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm: nguyên nhân gây viêm, độ nhạy cảm của da, thời gian tiếp xúc với dị nguyên, điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong nhiều trường hợp, viêm da tiếp xúc dị ứng có thể giảm đi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu không tiếp tục tiếp xúc với chất gây kích ứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc kéo dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh lý dai dẳng và dễ tái phát nếu không loại trừ được nguyên nhân. Do đó, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gây dị ứng để giảm nguy cơ viêm da tiếp xúc dị ứng và đảm bảo làn da được bảo vệ và khỏe mạnh hơn.