Viêm họng trào ngược khiến cho người bệnh thường xuyên ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở vùng ngực và đau rát họng. Vậy có giải pháp nào cho tình trạng này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Benh.vn để hiểu ró hơn.
Mục lục
Viêm họng trào ngược là gì?
Ở điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể, thức ăn sau khi được đưa vào sẽ từ miệng xuống thực quản. Lúc này, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra và tống thức ăn xuống dạ dày để tiêu hoá. Sau đó sẽ tự động đóng kín lại ngăn không cho dịch vị dạ dày và thức ăn bị đẩy ngược trở lại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản thì hoạt động của cơ vào lúc này bị suy yếu. Tình trạng đóng mở thất thường khiến cho acid dạ dày trào ngược gây viêm họng. Do niêm mạc họng nhạy cảm cũng như acid dịch vị có khả năng ăn mòn cao khiến cho niêm mạc bị tổn thương, gây ra tình trạng đau rát, sưng viêm, ngứa ngáy cổ họng.
Phân biệt viêm họng thông thường với bệnh viêm họng trào ngược
Các triệu chứng của bệnh viêm họng trào ngược khá tương đồng với viêm họng thông thường. Chính vì vậy mà nhiều người có sự nhầm lẫn khiến cho phương pháp điều trị không chính xác gây ra tình trạng viêm họng dai dẳng.
Tuy có biểu hiện khá giống nhau, nhưng trào ngược dạ dày gây viêm họng có những dấu hiệu đặc trưng đi kèm của bệnh lý này. Vì vậy người bệnh có thể cảm nhận và phân biệt được với bệnh viêm họng thông thường.
Các triệu chứng đặc trưng đi kèm thường bao gồm:
- Ợ nóng, ợ chua: Acid dịch vị dạ dày bị trào ngược lên gây ra hiện tượng này.
- Đau tức và nóng rát vùng ngực, phía dưới xương ức. Tình trạng này thường xảy ra sau các cơn ợ nóng, ợ chua. Nguyên nhân là do acid dịch vị dạ dày gây ra tổn thương niêm mạc khi chúng trào ngược lên.
- Cảm giác mắc nghẹn ở cổ, khó nuốt khi ăn uống. Hiện tượng này là do niêm mạc bị phù nề khiến cho thức ăn khó lưu thông xuống dạ dày.
- Rối loạn tiêu hoá: Đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.
Viêm họng trào ngược có nguy hiểm không
So với bệnh viêm họng thông thường thì viêm họng do trào ngược thường được phát hiện muộn. Lúc này niêm mạc họng, thực quản đã bị tổn thương gây viêm họng nặng, khó phục hồi. Trong trường hợp acid dạ dày trào ngược gây tổn thương không được kiểm soát đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Ho dai dẳng liên tục kéo dài trong nhiều ngày: Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc họng đang bị tổn thương, đôi lúc còn gây ra tình trạng khó nói, khàn giọng.
- Viêm thực quản: Khi acid dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến cho các mô lót ở khu vực này bị kích thích liên tục, kéo dài gây ra viêm thực quản.
- Chít hẹp thực quản: Thực quản bị tổn thương lâu ngày sẽ hình thành nên các mô sẹo, khối u khiến cho thực quản bị chít hẹp. Điều này khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, đồng thời tình trạng viêm họng sẽ bị kéo dài và trở nên nặng hơn.
- Vòng thực quản: Tại lớp lót ở dưới thực quản xuất hiện các vòng, nếp gấp bất thường khiến cho thực quản bị co thắt và gây ra hiện tượng khó nuốt cho người bệnh.
- Barrett thực quản: Là một biến chứng nguy hiểm do viêm họng trào ngược gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc của thực quản. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể là nguyên nhân tiến triển thành ung thư thực quản.
Ngoài ra, các biến chứng của viêm họng do trào ngược khác như: viêm hầu họng thanh quản, viêm dây thanh quản,…
Do đó, cần chú ý khi viêm họng để có cách điều trị và chăm sóc đúng cách, tránh kéo dài tình trạng bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị viêm họng trào ngược
Đối với bệnh nhân mắc viêm họng trào ngược, thay đổi lối sống cũng như cách ăn uống kết hợp với thuốc điều trị sẽ là mục tiêu chính.
Viêm họng trào ngược uống thuốc gì
Sử dụng phối hợp thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân giúp bệnh viêm họng trào ngược nhanh chóng được giải quyết.
Thuốc điều trị triệu chứng
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm họng trào ngược đó là tình trạng ho, đau rát họng, có đờm,… Vì vậy dưới đây là một số nhóm thuốc chính dùng trong điều trị bệnh lý này.
- Thuốc long đờm, giảm ho: Acetylcystein, Bromhexin,…
- Thuốc kháng viêm, giảm phù nề: Alphachymotrypsin, lysozyme,…
- Thuốc chống dị ứng
- Xịt họng giúp giảm tình trạng ho kéo dài, đau họng: PlasmaKare H-spray.
Thuốc điều trị nguyên nhân
Viêm họng trào ngược do trào ngược acid từ dạ dày thực quản, vì vậy nếu không điều trị dứt điểm nguyên nhân thì sẽ thường xuyên tái phát và dai dẳng liên tục. Để chấm giải quyết trạng này, người bệnh cần điều trị trào dạ dày thực quản để ngăn ngừa tái phát.
- Thuốc trung hòa acid (Antacid): Có tác dụng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, bao gồm: muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgite.
- Thuốc kháng thụ thể H2: giúp làm giảm tiết acid dịch vị, với các thành phần chính như Cetirizin, Cimetidin, Ranitidin,… (Tagamet, Ranitidine, Zantac..).
- Thuốc ức chế bơm proton PPI: Ngăn ngừa tiết acid dịch vị tốt nhất: Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazol,…
Giải pháp tại nhà cho bệnh trào ngược dạ dày gây viêm họng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần cải thiện các triệu chứng của viêm họng trào ngược.
Thay đổi trong chế độ ăn uống hàng ngày
- Không ăn uống quá no và tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn.
- Trong vòng 3 giờ trước khi ngủ, không nên ăn uống.
- Hạn chế tối đa việc ăn các đồ giàu mỡ, chiên rán.
- Tránh uống rượu bia, cà phê, đặc biệt là vào buổi tối.
Thay đổi trong lối sống
- Ngừng ngay việc hút thuốc lá (Nếu có).
- Nên nằm gối cao khoảng 10-15cm.
- Tránh mặc đồ quá chật.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh làm cho viêm họng tiến triển nặng lên.
- Súc họng miệng hàng ngày, đều đặn bằng súc họng miệng PlasmaKare giúp giảm nhanh tình trạng viêm, đau rát họng do trào ngược gây ra.
Dù thực hiện theo biện pháp nào, người bệnh cũng cần tuân thủ thực hiện để nhanh cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát.
Trên đây là bài viết về bệnh viêm họng trào ngược mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn. Luôn có một thói quen tốt, lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng viêm họng do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản gây ra.