Sau khi cắt cuống rốn, tổ chức hoại tử ở đầu vết cắt sẽ khô đi và rụng trong vòng 3 – 7 ngày sau khi trẻ được sinh ra. Những phần cơ thể bên trong có mạch máu rốn phải mất 3 – 4 tuần mới có thể liền được với hệ thống.
Nếu bị nhiễm trùng trong khi và sau khi cắt cuống rốn thì dễ dẫn đến chứng viêm rốn, viêm mạch máu rốn, bệnh còn có khả năng lây lan qua mạch máu rốn, gây viêm màng tổ ong thành ruột, sưng mủ gan và nhiễm trùng máu.
Trẻ mới sinh khi bị mắc chứng viêm rốn, phần gốc cuống rốn hoặc mặt cắt sau khi rụng cuống có màu hồng, có một chút dịch nhầy và chảy mủ, không có triệu chứng toàn thân. Nếu bị nặng thì cục bộ bị chảy mủ nhiều, thậm chí dẫn đến mưng mủ, đôi khi có mùi hôi khó chịu, phần da xung quanh rốn có màu đỏ và cứng lại, lúc này kèm theo triệu chứng nhiễm trùng máu toàn thân.
Bệnh ảnh hưởng đến động mạch rốn gây viêm động mạch rốn, nếu hai đầu động mạch rốn kín thì chỉ bị nhiễm trùng cục bộ. Nếu động mạch rốn mở ra bên ngoài, thì ở rốn có thể thấy có chảy mủ. Nếu bị lan tới màng ngoài của động mạch rốn, bệnh sẽ lây lan gây ra viêm màng bụng, nếu men theo động mạch dưới thành bụng đến âm bộ có thể gây mưng mủ bụng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu.
Với những bé mà mặt cắt cuống rốn rụng rất lâu không khỏi thì cần kiểm tra cẩn thận xem có bị sưng kết hột, miệng rốn, đường xoang và các chất tiết ra giống như phân hoặc nước tiểu không.
– Sưng kết hột, rốn mềm: sưng kết hột mềm, khi sờ vào có cảm giác mượt như lông ngỗng, trên bề mặt có hạt màu đỏ sậm, những bé khỏi bệnh sau khi được xử lý bằng AgNO3 thì khẳng định là mắc bệnh này; nếu không khỏi thì có thể nghĩ tới khả năng niêm mạc của dạ dày hoặc ruột bị lật ra ngoài.
– Xoang rốn, hở ruột rốn, niệu quản rốn không đóng: Nếu kiểm tra miệng rốn thì cần thăm xem có đường xoang không, nếu có thì đã bị xoang rốn, do túi noãn hoàng ở phần đầu rốn chưa đóng gây ra; những đứa trẻ có miệng rốn có những chất giống như phân xảy ra thì cần nghĩ tới khả năng bị rò ruột rốn, do túi noãn hàng chưa đóng lại hoàn toàn; nếu chất tiết ra giống như nước tiểu có màu vàng nhạt thì là do niệu quản của rốn chưa khép lại, nhỏ dầu iốt vào miệng rốn để chụp phim giúp chuẩn đoán chính xác bệnh.
Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Trường hợp bệnh nhẹ: rửa bằng Oxy già 3% và dung dịch Ethanol 75%, đồng thời giữ khô ráo. Nếu vùng bị sưng tấy khá rộng hoặc kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt thì cần kịp thời dùng kháng sinh thích hợp, giữ vệ sinh sạch sẽ với những phần bị sưng tấy. Dùng dung dịch Nitrofural đắp ướt, nếu bị mưng mủ thì cần trích mủ ngay.
Sưng kết hột có thể dùng thanh bạc Nitrat hoặc 50h, dung dịch Bạc Nitrat 10% đốt xử lý, mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Những trẻ mà miệng rốn, ruột rốn và niệu quản rốn không đóng lại thì đều cần phải làm phẫu thuật.