Viêm xoang trán là tình trạng các xoang bị tắc nghẽn khiến cho vi sinh vật gây bệnh phát triển gây ra nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
Viêm xoang trán là gì
Xoang trán là một cặp xoang nhỏ nằm trên mắt, vị trí ở gần chân mày. Cùng với ba cặp xoang khác xung quanh mũi, chúng đóng vai trò cung cấp không khí và tạo ra chất nhầy cho mũi, giúp làm ấm và tạo ẩm cho không khí.
Khi xoang trán bị viêm, cách chất nhầy trong xoang trán bị tắc nghẽn, không thể thoát ra ngoài đúng cách, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm) và các mầm bệnh thuận lợi phát triển. Trường hợp viêm xoang trán xảy ra không quá 4 tuần thì được gọi là viêm xoang trán cấp tính.
Dấu hiệu viêm xoang trán
Dưới đây là những biểu hiện, triệu chứng viêm xoang trán mà người bệnh có thể gặp phải:
- Bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu và áp lực đè lên vùng trán.
- Cảm giác đau nhức mũi thường tập trung chủ yếu ở các vị trí quanh mũi và trán. Tình trạng đau có thể tăng lên khi tạo áp lực lên vùng đầu hoặc cúi xuống.
- Viêm xoang trán gây tắc nghẽn và chảy nước mũi.
- Hơi thở của người bệnh có mùi hôi.
- Khó ngủ, mệt mỏi.
Nguyên nhân viêm xoang trán
Có nhiều nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang trán, bao gồm:
- Nhiễm virus: Virus là một trong các nguyên nhân khiến dịch trong xoang bị tắc và đọng lại, góp phần vào sự phát triển của viêm xoang trán.
- Nhiễm khuẩn: Nếu triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn 10 ngày, khả năng bị viêm xoang trán do nhiễm khuẩn là cao. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm virus, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Viêm mũi dị ứng: Viêm xoang trán có thể xuất phát từ viêm mũi dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,… trong thời gian dài.
- Lệch vách ngăn mũi: Tình trạng lệch vách ngăn mũi có thể gây tắc nghẽn dịch nhầy trong các khoang mũi và dẫn đến viêm xoang trán.
- Polyp mũi: Polyp mũi có thể cản trở sự lưu thông của khí huyết và dịch nhầy qua mũi, là một nguyên nhân gián tiếp gây viêm xoang trán.
Viêm xoang trán có nguy hiểm không
Biến chứng nội sọ trong viêm xoang trán thường xảy ra nhất trong số các loại viêm xoang hay gặp. Ngoài ra, các biến chứng tới những vùng lân cận cũng có thể xảy ra nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách.
Biến chứng viêm xoang trán vào ổ mắt
Viêm xoang trán có thể gây ra biến chứng trong khu vực mắt. Khi vi sinh vật gây viêm xoang trán phát triển mạnh, số lượng lớn, chúng có thể lan tỏa đến khu vực hốc mắt và ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận mắt. Một số biến chứng mắt do viêm xoang trán có thể bao gồm:
- Viêm dây thần kinh thị giác: Viêm xoang trán có thể gây viêm dây thần kinh thị giác, dẫn đến các triệu chứng như chảy dịch từ khóe mắt, đau nhức mắt và rối loạn thị giác.
- Viêm mô liên kết ở hốc mắt: Nhiễm trùng từ viêm xoang trán có thể lan ra và gây viêm mô liên kết trong khu vực hốc mắt. Điều này có thể dẫn đến phù nề mắt và áp xe túi lệ.
- Áp xe nhãn cầu: Áp xe nhãn cầu là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của viêm xoang trán trong mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến tử vong.
Các biểu hiện do biến chứng ở mắt thường gặp bao gồm chảy dịch từ khóe mắt, đau nhức mắt, rối loạn thị giác, suy giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
Viêm xoang trán biến chứng vào sọ não
Vị trí của xoang trán rất gần với vùng sọ não, vì vậy khi nhiễm trùng tại xoang nặng có thể tiến triển gây ra viêm não, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp là viêm màng não, viêm ngoài màng cứng, áp xe não,…
Những biến chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến các hoạt động của hệ thần kinh, suy nghĩ và gây rối loạn ý thức. Nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời thì có thể bị di chứng thần kinh hoặc tử vong.
Viêm xoang trán gây biến chứng sang khu vực khác
Viêm xoang trán có thể gây tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn sang các khu vực xung quanh, chủ yếu vị trí ẩm ướt và niêm mạc mềm:
- Trên đường hô hấp: Viêm amidan, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,…
- Hệ tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy,…
- Hệ cơ xương khớp: Áp xe răng, viêm tắc tĩnh mạch hang,…
Viêm xoang trán gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh, nếu không chữa kịp thời sẽ trở thành mạn tính hoặc gây ra biến chứng nặng nề.
Điều trị viêm xoang trán
Để hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiễn triển, dưới đây là những cách được áp dụng trong điều trị bệnh viêm xoang trán.
Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
Viêm xoang trán có bản chất là sự nhiễm trùng tại các hốc xoang do vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào đường thở. Tình trạng viêm nhiễm gây ra các tổn thương trên niêm mạc mũi xoang, có sự tích tụ dịch mủ và chất nhầy gây bít tắc đường thở. Do vậy, mục tiêu trong điều trị viêm xoang trán là giảm tình trạng phù nề, làm sạch dịch mủ, tăng dẫn lưu và thông thoáng tại các xoang. Đồng thời thực hiện các biện pháp để giới hạn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tiếp tục xảy ra.
Viêm xoang trán uống thuốc gì
Triệu chứng phổ biến trong viêm xoang trán thường là viêm, phù nề, nghẹt mũi, đau nhức vùng mũi và trán,… Vì vậy các thuốc điều trị viêm xoang trán bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nghi ngờ hoặc chắc chắn viêm xoang là do vi khuẩn gây ra, việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết.
- Thuốc kháng viêm, giảm phù nề dạng uống: Nhóm thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, phù nề khi xoang trán bị viêm, bao gồm: Thuốc corticoid (Dexamethason, Prednisolon,…), nhóm NSAID (Ibuprofen, Diclofenac,…)
- Thuốc thông mũi dạng uống hoặc xịt: Thuốc kháng Histamin H1 và corticoid tại chỗ thường được dùng giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi do bệnh viêm xoang trán gây ra.
Các thuốc được kê đơn tuỳ thuộc vào triệu chứng, nguyên nhân gây viêm có phải do vi khuẩn hay không. Tuy nhiên, dù sử dụng thuốc nào để điều trị thì người bệnh cũng cần tuân thủ liều dùng và chỉ định của bác sĩ.
Chữa viêm xoang trán tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp người bệnh viêm xoang cải thiện nhanh các triệu chứng và phòng ngừa tái phát hiệu quả:
- Xông hơi: Xông hơi bằng hơi nước giúp giảm được các triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức mũi xoang. Bạn có thể thêm một chút tinh dầu, hoặc cho vào nồi nước xông sả, gừng, bạc hà,… sẽ giúp dễ chịu và đường thở thông thoáng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này hay dùng nước quá nóng gây bỏng, tổn thương niêm mạc mũi.
- Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm chuyên dụng: Vệ sinh mũi giúp rửa trôi bụi bẩn, rỉ mũi, đồng thời hỗ trợ giảm viêm hiệu quả. Sử dụng bình rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean với thành phần chính là phức hệ Sanicompound giúp làm sạch, kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt, mũi, sổ mũi. Đồng thời làm dịu niêm mạc mũi xoang, kích thích nhanh lành các vết viêm nhiễm.
- Máy xông: Sử dụng các loại tinh dầu giúp đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, kháng khuẩn và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Có thể dùng máy xông với một vài giọt tinh dầu sẽ giúp cơ thể bạn trở nên thoải mái.
- Bấm huyệt chữa viêm xoang trán: Việc xoa bóp, bấm huyệt là biện pháp giúp làm tăng lưu thông khí huyết, cải thiện được các chức năng của thận, phế. Nhờ đó giảm tình trạng tắc nghẽn, ứ trệ do viêm xoang gây ra.
- Dùng xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray: giảm triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi, làm lành các vết tổn thương do viêm nhiễm gây ra.
Như vậy, các biện pháp ngay tại nhà vừa có tác dụng làm sạch mũi xoang, vừa giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở.
Viêm xoang là bệnh lý dễ tái phát, vì vậy người bệnh nên có những biện pháp điều trị và chăm sóc hỗ trợ tại nhà. Hãy vệ sinh mũi họng hàng ngày để ngăn sự tấn công của môi trường gây ra viêm xoang trán.