Xét nghiệm sinh hóa đo độ thẩm thấu niệu Urine Osmolality chẩn đoán bệnh lý gây rối loạn điện giải của cơ thể
Mục lục
Sinh lý áp lực thẩm thấu niệu
Độ thẩm thấu (osmolality) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả nồng độ thẩm thấu của một chất dịch. Độ thẩm thấu niệu hay áp lực thẩm thấu niệu (urine osmolality) đo số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong 1kg nước tiểu. Thông số này phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Sau một đêm nhịn đói, độ thẩm thấu niệu phải cao gấp ít nhất 3 lần so với độ thẩm thấu máu.
Độ thẩm thấu niệu hay áp lực thẩm thấu niệu phản ánh tổng số các phần tử các hoạt tính thẩm thấu có trong nước tiểu bất kể kích thước hoặc trọng lượng của các phần tử này. Trong thực hành có thể sử dụng 2 thuật ngữ với ý nghĩa tương đương là độ thẩm thấu niệu (osmolalité urinaire) và tính thẩm thấu niệu (osmolarité urinaire) khi trong nước tiểu không có các phân tử có TLPT lớn (Vd: protein).
Một số chất như glucose, protein hoặc thuốc nhuộm làm tăng tỷ trọng nước tiểu. Vì vậy, áp lực thẩm thấu niệu là một thông số đo đạc độ cô đặc nước tiểu chính xác hơn so với tỷ trọng nước tiểu, và độ thẩm thấu niệu có thể được so sánh với độ thẩm thấu huyết thanh hữu dụng để cung cấp được một bức tranh chính xác về cân bằng dịch của bệnh nhân.
Các biến đổi trong áp lực thẩm thấu niệu đóng vai trò trung tâm trong điều hòa áp lực thẩm thấu máu hữu dụng và nồng độ Na+ huyết tương. Đáp ứng này được trung gian qua vai trò của thụ thể nhận cảm thẩm thấu (osmoreceptor) nằm ở vùng dưới đồi và từ đó gây tác động tới cả cảm giác khát và bài xuất ADH.
Mối tương quan giữa áp lực thẩm thấu hữu dụng của huyết thanh và áp lực thẩm niệu và ý nghĩa lâm sàng của các thông số cận lâm sàng này được trình bày trong
Bảng 1.
(1,86 nồng độ Na+ huyết thanh) + (nồng độ glucose huyết thanh 18) + (nồng độ urê máu 28) + 9 (theo mg/dL)
hoặc
Theo đơn vị SI=(1,86 nồng độ Na+ huyết thanh) + (nồng độ glucose huyết thanh [mmol/L]) + (nồng độ urê máu [mmol/L]) + 9
hoặc
Đơn giản hơn: Na+ + K+ + (Urê 28) + (Glucose 18). Do K+ tương đối nhỏ và urê không có tác động trên phân bố nước, công thức trên có thể được rút gọn thành 2Na+ + (glucose 18).
Mục đích và chỉ định xét nghiệm
1. Để giúp cho chẩn đoán và đánh giá các bất thường về dịch và điện giải trong cơ thể.
2. Để giúp quyết định nhu cầu dịch của cơ thể.
3. Có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm phân tích nước tiểu khi bệnh nhân dùng thuốc cản quang, có glycose niệu hoặc protein niệu.
Cách lấy bệnh phẩm
– Lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h.
– Không cần yêu cầu BN phải nhịn ăn khi tiến hành đo độ thẩm thấu niệu đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu làm ngẫu nhiên.
– Khai thác tất cả các thuốc BN đã sử dụng trong vòng 72h trước đó (nhất là các thuốc có tác dụng gây lợi tiểu).
Giá trị bình thường
– Mẫu bệnh phẩm nước tiểu lấy ngẫu nhiên: 50 – 1200 mOsm/kg H2O hay 50 – 1200 mmol/kg.
– Sau khi nhịn ăn 12 – 14h: > 850 mOsm/kg H2O hay > 850 mmol/kg.
Tăng áp lực thẩm thấu niệu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Bệnh Addison.
– Tăng nồng độ nitơ máu (azotemia) (Vd: hội chứng urê máu cao, tăng urê trước thận).
– Suy tim ứ huyết.
– Mất nước.
– Đái tháo đường.
– Phù.
– Có glucose trong nước tiểu.
– Xơ gan.
– Chế độ ăn có nhiều protein.
– Tăng natri máu.
– Nhiễm toan cetôn máu.
– Sau mổ.
– Tăng gánh natri trong cơ thể.
– Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
Giảm áp lực thẩm thấu niệu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Suy thận cấp.
– Cường adosterol.
– Đái tháo nhạt.
– Phù.
– Viêm cầu thận (glomerulonephritis).
– Tăng canxi máu.
– Hạ kali máu.
– Hạ natri máu.
– Bệnh đa u tủy xương.
– Thừa nước, ngộ độc nước.
– Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
– Tắc nghẽn đường tiết niệu.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
Kết quả XN có thể bị thay đổi do sử dụng kháng sinh, dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tâm thần, bromocriptin, hóa chất điều trị ung thư, dextran, thuốc lợi tiểu, glucose, mannitol và thuốc cản quang.
Lợi ích của xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu
1. XN đặc biệt hữu ích để đánh giá tình trạng tăng và giảm natri máu.
2. XN giúp để chẩn đoán phân biệt giữa tăng nitơ máu nguồn gốc trước thận với hoại tử ống thận cấp do thiếu máu cục bộ.
3. XN giúp đánh giá tình trạng mất nước. Đo áp lực thẩm thấu niệu thường được chỉ định khi thăm khám nước tiểu của trẻ sơ sinh nhất là khi nước tiểu của trẻ có protein hoặc glucose.