Theo số liệu mới nhất của cục chăn nuôi thì 100% các trại chăn nuôi gà được khảo sát là có sử dụng kháng sinh cao hơn quy chuẩn, 100% các trại chăn nuôi lợn khảo sát có hàm lượng kháng sinh vượt ngưỡng từ 2-4 lần.
Mục lục
Thuốc kháng sinh – con dao hai lưỡi
Sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi
Nông dân đang sử dụng những kháng sinh để vỗ béo vật nuôi nhưng họ không lường trước được những vấn đề sau đó, cơ thể vật nuôi có thể mang vi khuẩn kháng thuốc và sẽ trở thành đồ ăn của con người. Thuốc kháng sinh được sinh ra để hỗ trợ con người nhưng nó đang trở thành con dao 2 lưỡi cũng chính bởi việc con người đang quá lạm dụng loại thuốc này.
Đủ loại thuốc kháng sinh được trữ ngay trong nhà. Thuốc kháng sinh được sử dụng ngay cả khi vật nuôi vẫn đang khỏe nhằm tăng năng suất. Còn khi vật nuôi bị ốm thì mỗi người chăn nuôi đều trở thành bác sĩ tự chuẩn đoán bệnh, tự kê khai kháng sinh, tự quyết định luôn cả liều lượng.
Kháng sinh có thể mua bán dễ dàng
Dùng kháng sinh là 1 thói quen nên việc mua bán cũng rất dễ dàng ngay cả với những loại hạn chế trong danh mục sử dụng và cả với hàng nguyên liệu chưa qua pha chế vốn chỉ bán cho các doanh nghiệp làm thuốc thì người chăn nuôi vẫn có thể nuôi trực tiếp.
Kháng sinh kém chất lượng
Kháng sinh dược sản xuất từ nước màu các loại, không bao bì, không xuất xứ hay từ các loại phụ gia trong các túi bột không tên cũng được tuồn ra thị trường. Theo thống kê của cục thú y hiện hơn 1/4 loai thuốc thú y đang được lưu hành là kém chất lượng.
Kiểm soát kháng sinh tồn dư trong thực phẩm còn nhiều khó khăn
Ngành chăn nuôi của Mỹ sẽ ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017, Thái Lan cũng như vậy còn EU thì đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Quốc tế đã có những rào cản của riêng mình để nói không với thực phẩm chứa kháng sinh. Đáng tiếc người tiêu dùng trong gần như không có 1 công cụ nào bảo vệ họ trước thực phẩm tồn dư kháng sinh bởi kiểm soát chất cấm khó 1 thì kiểm soát kháng sinh khó 10.
Một người cung cấp hàng chục cho con lợn cho các chợ đầu mối chia sẻ lần đầu tiên kiểm tra dư lượng kháng sinh trên đàn lợn. Tuy nhiên ngay tại trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thú y cục thú y thì việc kiểm tra dư lượng kháng sinh cũng không hề đơn giản.
Theo đó cần 4 ngày để có kết quả kiểm nghiệm kháng sinh diệt khuẩn ecoly còn kháng sinh colistin vốn nằm trong danh mục hạn chế sử dụng của bộ y tế thì chưa kiểm nghiệm được. Năng lực và kiểm nghiệm còn hạn chế xong việc kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh hiện nay đều phải lấy mẫu và thực hiện trong phòng thí nghiệm ví không có dụng cụ test nhanh. Chí phí kiểm nghiệm cho 1 loại kháng sinh dao động từ vài trăm đến vài triệu. Trong khi đó có hàng trăm loại kháng sinh đang được người chăn nuôi sử dụng và nhiều loại đang bị lạm dụng.
Chính vì những hạn chế này mà việc kiểm tra dư lượng kháng sinh hiện mới chỉ thưc hiện được ở từng mẫu nhỏ, ở những lô hàng cung cấp cho nhà máy và gần như bỏ ngỏ các lô hàng tiêu thụ tại chợ. Khi đó thực phẩm tồn dư kháng sinh hay không đến nay người tiêu dùng chỉ có thể phụ thuộc vào ý thức, sự tư giác của người chăn nuôi.
Cuộc chiến đẩy lùi nạn “lạm dụng kháng sinh”
Bên cạnh việc xử lí chất cấm thì cuộc chiến với nạn lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là mục tiêu hàng đầu mà ngành nông nghiệp đặt ra trong năm 2016. Dĩ nhiên với những khó khăn hạn chế ở trên thì nhiệm vụ này không hề đơn giản. Tuy nhiên giải pháp vẫn có thể làm ngay ở những ý thức của cơ quan chức năng, tổ chức nông nghiệp địa phương.
Như tại Hà Nam, trung tâm khuyến nông tỉnh cùng các CLB khuyến nông đang giúp đẩy lùi nạn lạm dụng kháng sinh từ những việc rất đơn giản nhưng mà thiết thực như là đến các hộ hướng dẫn việc ghi sổ theo dõi vật nuôi, cầm tay chỉ vệc hướng dẫn cách sử dụng thuốc vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả nên việc tư duy 4 đúng là “ đúng thuốc, đúng liều lượng,đúng lúc, đúng cách và 3 không là không chất cấm, không kháng sinh ngoài danh mục, không kháng sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng đang ngấm dần vào hàng trăm hộ chăn nuôi tại đây.
Benh.vn (Theo vtv)