Giải pháp tốt nhất cho những biến chứng gặp phải trong quá trình đẻ thường là sinh mổ cấp cứu. Trong quá trình sinh thường, không thể không đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và giải pháp kịp thời cho những trường hợp này hầu hết là sinh mổ cấp cứu để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mục lục
Rách âm đạo
Mặc dù các bác sĩ, ý tá luôn hỗ trợ tới mức tối đa để vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và âm đạo) càng mở rộng càng tốt như sử dụng kẹp, chất bôi trơn nhưng quá trình đầu em bé đi ra ngoài vẫn có thể gây ma sát và khiến vùng này bị xé rách.
“Rách âm đạo là một trong những nguy cơ khó có thể phòng ngừa khi đẻ thường. Mặc dù hiện tượng này sẽ khiến mẹ vô cùng đau đớn nhưng may mắn là cũng nhanh lành.”, chuyên gia sản khoa Mỹ Georgina Guedes nói.
Trong một số trường hợp, vùng này không thể mở đủ rộng và các bác sĩ buộc phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé dễ dàng chào đời hơn. Sau ca sinh, vùng bị rách sẽ được khâu lại và mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vết thương này sẽ lành sau sinh khoảng 3-5 ngày.
Rách âm đạo là hiện tượng phổ biến khi đẻ thường. (ảnh minh họa)
Nhịp tim thai nhi giảm
“Trong quá trình chuyển dạ, nếu bác sĩ nhận thấy nhịp tim của thai nhi giảm hoặc có phân su trong nước ối (em bé đi đi đại tiện ra nước ối) thì cần mổ khẩn cấp ngay.”, tiến sĩ Tom Mokaya – bác sĩ sản khoa tai Bệnh viện Sunninghill nói.
Trong trường hợp này, nếu kéo dài có thể khiến bé bị suy thai và gây tổn thương não, thậm chí khiến thai nhi tử vong.
Mẹ bị cao huyết áp khi đẻ thường
Vì quá đau đớn do sinh nở hoặc rặn đẻ quá sức và căng thẳng có thể khiến người mẹ bị cao huyết áp trong quá trình chuyển dạ. Đây là mối lo với tất cả mẹ bầu bởi nó vô cùng nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, để an toàn cho sản phụ và thai nhi, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ nên sinh mổ.
Sản giật
Tiền sản giật là hội chứng nguy hiểm, có thể xảy ra từ tuần 20 thai kỳ. Tiền sản giật được phát hiện qua những dấu hiệu như người mẹ bị đau đớn, tầm nhìn mờ và protein trong nước tiểu… sau đó sẽ được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ để phòng ngừa rủi ro.
Tiền sản giật là tiền thân của hiện tượng sản giật. “Sản giật là cơn co giật hoặc co thắt ở phụ nữ mang thai mà không liên quan đến tình trạng ở não tồn tại trước đó. Sản giật xảy ra trong quá trình sinh nở có thể do sản phụ không được theo dõi chặt chẽ. Hậu quả của sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương, hôn mê thậm chí tử vong cả mẹ và con.”, tiến sĩ Tom Mokaya nói.
Sản giật và tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. (ảnh minh họa)
Thai nhi bị mắc kẹt khi đẻ thường
Hầu hết những ca thai nhi quá lớn trong quá trình mang thai những tuần cuối đều được bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Tuy nhiên không phải ai cũng chắc chắn được tình trạng của con mình và trong một số trường hợp như đầu em bé quá lớn, thai nhi ngôi ngược, mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc bất thường… đều có thể khiến em bé bị mắc kẹt trong tử cung.
“Trong trường hợp này, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp hút chân không, dùng kẹp để hỗ trợ đưa em bé ra và nếu không thể thì sẽ sử dụng phương pháp đẻ mổ.”, tiến sĩ Tom Mokaya nói.