Nhiệt lưỡi đau rát không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn hạn chế việc giao tiếp của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin về nhiệt lưỡi và cách cải thiện tình trạng này hiệu quả ngay tại nhà.
Mục lục
Lưu ý về tình trạng nhiệt lưỡi đau rát
Lưỡi là bộ phận trong khoang miệng được bao phủ bởi niêm mạc và có vai trò quan trọng trong chức năng nhai nuốt, phát âm. Bên cạnh đó, niêm mạc dưới lưỡi có hệ thống mao mạch phong phú và là đường dùng thuốc cho các thuốc bị chuyển hóa nhiều ở gan. Vì vậy, nhiệt lưỡi đau rát có thể ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, nói chuyện và sử dụng thuốc của người bệnh.
Triệu chứng nhận biết tình trạng nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi là một dạng loét miệng ở lưỡi phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi và dễ tái phát. Nhiệt lưỡi rất dễ nhận biết với những dấu hiệu sau đây:
- Vết loét trên lưỡi hình tròn hoặc bầu dục, trong lòng có màu trắng đục hoặc hơi hồng và viền đỏ.
- Vết loét đơn lẻ hoặc mọc thành từng đám, chủ yếu là bị nhiệt miệng dưới lưỡi, ở đầu lưỡi hoặc loét rát 2 bên lưỡi.
- Vết loét gây đau rát khi ăn uống, nói chuyện, thậm chí khi nuốt nước bọt, uống nước cũng gây đau.
- Người bệnh giảm vị giác, khô miệng, ngứa râm ran ở lưỡi.
Tương tự như các thể loét miệng khác, nhiệt lưỡi có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát và khó có thể dự đoán do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nhiệt lưỡi.
Nguyên nhân gây ra nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi có thể vô căn hoặc xuất hiện do sự phát triển của một số loài vi khuẩn và virus trong khoang miệng. Ngoài ra, một số bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nhiệt lưỡi đau rát cho người bệnh. Các nguyên nhân gây nhiệt lưỡi cụ thể:
- Vi khuẩn: HP, xoắn khuẩn giang mai
- Virus: Virus Herpes (HSV-1), virus HIV, Cytomegalovirus,…
- Bệnh lý: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Crohn, bệnh Behcet,…
- Thuốc gây nhiệt lưỡi: thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu ung thư, thuốc chống đông máu, thuốc kháng virus (Ribavirin, Abacavir), kháng sinh Quinolon thế hệ II, III, IV,…
Nhiệt lưỡi thường khó dự đoán do có thể xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào. Tuy nhiên, người có các yếu tố nguy cơ dưới đây dễ bị nhiệt lưỡi do sự phát triển của vi sinh vật:
- Rối loạn nội tiết tố: trong thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Stress, căng thẳng lo âu kéo dài.
- Vệ sinh răng miệng kém, mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng.
- Tổn thương thực thể ở lưỡi: cắn phải lưỡi, niềng răng mắc cài hoặc dùng răng giả có móc cài gây tổn thương, trầy xước ở lưỡi.
- Dị ứng với thực phẩm hoặc các thành phần của kem đánh răng như Natri Lauryl Sulfat.
- Thiếu chất dinh dưỡng như Acid Folic, Sắt, Vitamin B12, Vitamin C và kẽm,…
- Hay ăn đồ cay nóng, uống rượu bia và hút thuốc lá.
Tình trạng nhiệt lưỡi đau rát thông thường có thể phân biệt với bệnh ung thư lưỡi do ở bệnh ung thư lưỡi, những vết loét giống nhiệt lưỡi thường không đau trong giai đoạn đầu. Những giai đoạn tiếp theo của ung thư lưỡi vết loét có thể gây đau nhưng có biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết hơn như ổ loét lớn và sâu, dễ chảy máu ở lưỡi và hôi miệng.
6 cách cải thiện nhiệt lưỡi đau rát ngay tại nhà
Tuy có thể tự khỏi nhưng nhiệt lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh do giới hạn việc ăn uống và giao tiếp. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh bị nhiệt lưỡi điều trị sớm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nhiệt lưỡi thường được điều trị tại nhà theo 6 cách sau đây:
Dùng thuốc bôi trị nhiệt lưỡi
Thuốc bôi trị nhiệt lưỡi bao gồm các thuốc bôi giảm đau, bao vết loét, thuốc bôi chống viêm tại chỗ và thuốc cổ truyền. Cụ thể:
- Thuốc bôi sát trùng chứa Chlorhexidine, Triclosan, Nitrat bạc.
- Thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau như Lidocain, Benzocain
- Thuốc chống viêm tại chỗ như Diclofenac, Triamcinolon, Hydrocortison
- Thuốc bôi cổ truyền chứa các thành phần có công năng điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giải độc như bạch thược, cát căn, hoàng liên, hoàng cầm.
- Thuốc bao vết loét chứa các thành phần như Glycerol Acid Hyaluronic, chiết xuất tảo,…
Ngoài ra, nhiệt lưỡi do các bệnh lý có thể cải thiện khi người bệnh tuân thủ dùng thuốc điều trị bệnh lý đó như thuốc ức chế miễn dịch với các bệnh tự miễn (Azathioprin, Cyclosporin), kháng sinh và thuốc kháng virus khi nhiệt lưỡi nặng do nhiễm vi sinh vật.
Súc miệng giảm nhiệt lưỡi đau rát
Súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn chứa Chlorhexidine, Povidone Iod hay bạc giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ các nguyên nhân gây nhiệt lưỡi đau rát hiệu quả. Bởi vậy, biện pháp này luôn được các bác sĩ khuyến cáo cho người bệnh khi điều trị nhiệt lưỡi.
Hiện nay, nước súc miệng chứa Chlorhexidine được sử dụng nhiều nhất cho các trường hợp nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Công nghệ bào chế đã giúp giảm tình trạng kích ứng do Chlorhexidine tốt hơn, tuy nhiên mùi vị khó chịu của hoạt chất này vẫn còn tồn đọng khiến người bệnh khó tuân thủ sử dụng hơn. Bên cạnh đó, nước súc miệng chứa Chlorhexidine không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Vì vậy, các sản phẩm nước súc miệng chứa Nano bạc đã ra đời và khắc phục được những khuyết điểm của các sản phẩm chứa Chlorhexidine. Nano bạc là hoạt chất có hiệu quả toàn diện trong điều trị nhiệt lưỡi: diệt vi sinh vật, chống viêm và đẩy nhanh lành vết loét. Bên cạnh đó, nước súc miệng chứa Nano bạc không gây tác dụng phụ và có mùi vị rất dễ chịu, phù hợp cho cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Trong số các sản phẩm chứa Nano bạc, súc miệng họng PlasmaKare là sản phẩm được nhiều bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trung ương đánh giá cao. Sản phẩm này có thành phần độc quyền là Nano bạc TSN – dòng nano bạc chuẩn hóa duy nhất tại Việt Nam và có đầy đủ nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn.
Cạo lưỡi giảm tiến triển của bệnh
Cạo lưỡi là một bước vệ sinh răng miệng hàng ngày mà rất nhiều người bỏ qua. Cạo lưỡi giúp loại bỏ thức ăn thừa, tế bào chết và vi sinh vật trên bề mặt lưỡi. Từ đó, biện pháp này giúp giảm thiểu đáng kể các vi sinh vật gây bệnh trên lưỡi, tăng cường vị giác và giảm hôi miệng hiệu quả cho người bệnh.
Vì vậy, cạo lưỡi có thể giúp người bệnh cải thiện chức năng ăn uống và hỗ trợ điều trị nhiệt lưỡi nhanh hơn. Hướng dẫn cạo lưỡi cho người bệnh nhiệt lưỡi đau rát:
- Cạo lưỡi sau khi đánh răng xong 1 lần/ngày vào buổi tối. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn sau khi cạo lưỡi.
- Chọn bàn chải cạo lưỡi phù hợp với người bệnh, ưu tiên bàn chải nhỏ gọn, đầu mềm để dễ thao tác và hạn chế tổn thương lưỡi.
- Khi cạo lưỡi cần tránh không cạo lên các vết loét.
- Rửa sạch bàn chải cạo lưỡi sau mỗi lần sử dụng và bảo quản ở nơi sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn uống phù hợp, kiêng khem đầy đủ
Nhiệt lưỡi gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống của người bệnh. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh là rất quan trọng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn:
- Không ăn đồ quá nóng, đồ chua, cay, quá mặn hoặc nhiều Acid.
- Thực đơn đầy đủ các nhóm chất, tăng cường các nhóm chất Acid Folic, Vitamin B12, Sắt và Vitamin C thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, các loại hạt, thịt bò và rau củ quả.
- Hạn chế uống rượu bia, dùng thuốc lá và các chất kích thích.
Ngậm nước mát/nước đá để làm dịu nhiệt lưỡi
Nước mát và nước đá sẽ giúp làm dịu cơn đau của vết loét trên lưỡi hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh này còn giúp giảm sưng viêm và săn se niêm mạc vết loét rất tốt, từ đó hạn chế tiến triển của bệnh.
Người bệnh nhiệt lưỡi cần chú ý khi ngậm nước đá hoặc ngậm đá lạnh nên đảo lưỡi qua liên tục để tránh bị bỏng lạnh.
Dùng các biện pháp dân gian trị nhiệt lưỡi tại nhà khác
Một số biện pháp dân gian giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm có thể cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi đau rát không thua kém gì thuốc bôi. Các biện pháp người bệnh có thể tham khảo:
- Ngậm giấm táo, trà hoa cúc, nước rau ngót
- Bôi dầu dừa hoặc mật ong lên vết loét
- Uống nước rau diếp cá hoặc ăn canh rau ngót
- Uống bột sắn dây pha nước hoặc bột sắn dây nấu.
Khi nào người bị nhiệt lưỡi cần đi gặp bác sĩ?
Nhiều nguyên nhân nhiệt lưỡi là các bệnh lý và thuốc. Với những nguyên nhân này, các biện pháp điều trị tại nhà thường không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu bất thường sau đây, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám:
- Bị nhiệt lưỡi trong quá trình sử dụng các thuốc gây tác dụng phụ là nhiệt lưỡi
- Nhiệt lưỡi đau rát nhiều kèm sốt, phát ban, mệt mỏi, nhức đầu và nổi hạch.
- Nhiệt lưỡi tái phát liên tục trong một khoảng thời gian ngắn
- Loét ở lưỡi có dấu hiệu của hoại tử như đáy vàng, bờ vết loét tím và có viền đỏ
- Vết loét ở lưỡi kéo dài trên 2 tuần không khỏi hoặc vết loét lan rộng hơn, dễ chảy máu
Các phòng ngừa tình trạng nhiệt lưỡi
Tuy khó dự đoán thời điểm xuất hiện nhưng nhiệt lưỡi đau rát thường lành tính và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng lối sống lành mạnh, khoa học như sau:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối các nhóm chất, tăng cường rau củ quả và các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng bàn chải mềm, cạo lưỡi và súc miệng thường xuyên, đồng thời loại bỏ các thức ăn thừa trong kẽ răng bằng tăm nước hoặc chỉ nha khoa.
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
- Đi khám sức khỏe định kỳ và đi lấy cao răng tối thiểu 6 tháng/lần.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải trí phù hợp
- Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
Nhiệt lưỡi là thể nhiệt miệng tác động lớn đến việc ăn uống và giao tiếp của người bệnh nhưng lành tính hơn cả và dễ điều trị ngay tại nhà. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi đau rát và nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường.