Thai nghén 9 tháng 10 ngày là thời gian hạnh phúc nhất của bà bầu. Nhưng đây cũng là giai đoạn bà bầu trở nên “ẩm ương” với những sự thay đổi tâm lý khi mang thai đầy khó hiểu. Hãy cùng Benh.vn đi giải mã những sự ẩm ương này và cách giúp bà bầu thay đổi tâm lý khi mang thai nhé.
Mục lục
- 1 Nguyên nhân “ẩm ương” thay đổi tâm lý khi mang thai
- 2 Thay đổi tâm lý khi mang thai ảnh hưởng đến thai kỳ
- 3 Phòng ngừa thay đổi tâm lý khi mang thai
- 3.1 Tham gia lớp học tiền sản, tìm hiểu về thai kỳ
- 3.2 Chia sẻ cảm xúc với người thân, giảm thiểu áp lực tâm lý
- 3.3 Tập thể dục thường xuyên, tăng cường hormone hạnh phúc
- 3.4 Ngủ đủ giấc phục hồi năng lượng cho cơ thể
- 3.5 Ăn uống lành mạnh bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé
- 3.6 Thiền, yoga giải tỏa căng thẳng thần kinh
Nguyên nhân “ẩm ương” thay đổi tâm lý khi mang thai
Thay đổi tâm lý khi mang thai, đôi khi là sự cáu gắt, khó chịu vô cớ là những thay đổi tâm lý thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân của sự “ẩm ương” này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.
Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi tâm lý khi mang thai. Các hormone như estrogen, progesterone, prolactin,… có thể khiến bà bầy cảm thấy nhạy cảm, dễ xúc động, lo lắng, căng thẳng,…
Sự thay đổi cơ thể: Khi mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Đôi khi mẹ cảm thấy mình “xấu xí” đi khi cân nặng thay đổi, làn da trở nên khô, nám, những vết rạn da xuất hiện ngày càng nhiều…Những sự thay đổi về thể chất này có thể khiến bà bầu cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, tự tin về bản thân. Từ đó khiến bà bầu dần thay đổi tâm lý khi mang thai
Sự thay đổi trong mối quan hệ: Sự thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình, các mối quan hệ cũng có thể khiến bà bầu cảm thấy lo lắng, căng thẳng,.. Đặc biệt là khi bà bầu không nhận được sự cảm thông, chia sẻ, động viên, chăm sóc từ chồng và những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Ngoài ra, các yếu tố tâm lý khác như stress, trầm cảm,… cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu trong suốt thai kỳ, khiến bà bầu trở nên nhạy cảm hơn. Trong một số trường hợp, thay đổi tâm lý khi mang thai có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Trầm cảm khi mang thai là một tình trạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của phụ nữ mang thai. Bà bầu bị trầm cảm trong thai kỳ có thể cảm thấy buồn bã, chán nản, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày,… Trầm cảm khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thay đổi tâm lý khi mang thai ảnh hưởng đến thai kỳ
Những thay đổi tâm lý khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bà bầu. Nếu tình trạng này kéo dài, những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của thai nhi.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Thay đổi tâm lý khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bà bầu thông qua các cơ chế sau:
- Tăng cortisol: Cortisol là một hormone căng thẳng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, và tiền sản giật.
- Giảm sức đề kháng tự nhiên: Căng thẳng có thể làm suy giảm sức đề kháng tự nhiên, khiến cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho các mầm bệnh từ môi trường xâm nhập và gây hại cho thai kỳ.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Căng thẳng có thể khiến bà bầu thay đổi thói quen sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ, và tập luyện. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Thay đổi tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thông qua các cơ chế sau:
- Tăng nguy cơ sinh non: Căng thẳng có thể khiến bà bầu sinh non.
- Tăng nguy cơ dị tật thai nhi: Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt là dị tật tim và hệ thần kinh.
- Tăng nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị căng thẳng trong thai kỳ có nguy cơ cao mắc các rối loạn hành vi như tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực, và trầm cảm.
Phòng ngừa thay đổi tâm lý khi mang thai
Thay đổi tâm lý khi mang thai khiến bà bầu trở thành “một con người” mới hoàn toàn. Điều này có thể đảo lộn cuộc sống và tâm lý của bà bầu trong suốt thai kỳ. Do đó để ngăn ngừa những lo lắng, cáu gắt, khó chịu trong thai kỳ, bà bầu có thể áp dụng các biện pháp sau:
Tham gia lớp học tiền sản, tìm hiểu về thai kỳ
Thay đổi tâm lý khi mang thai là một hiện tượng bình thường do sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu các thay đổi này quá mức và ảnh hưởng đến cuộc sống của bà bầu, thì cần phải tìm cách giải quyết.
Một trong những cách giải quyết hiệu quả là bà bầu nên đăng ký tham gia các lớp học tiền sản, chủ động tìm hiểu về thai kỳ. Việc hiểu rõ về quá trình mang thai và những thay đổi trong cơ thể sẽ giúp bà bầu cảm thấy an tâm hơn. Khi hiểu rõ những thay đổi tâm lý đang diễn ra, bà bầu sẽ không cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Ngoài ra, bà bầu có thể chủ động tìm hiểu về thai kỳ thông qua các nguồn thông tin chính thống như sách báo, website,.. hoặc trao đổi với bác sĩ, chuyên gia y tế về các vấn đề thai sản để được giải đáp thắc mắc.
Chia sẻ cảm xúc với người thân, giảm thiểu áp lực tâm lý
Chia sẻ cảm xúc với người thân cũng là một cách hiệu quả để giải quyết các thay đổi tâm lý khi mang thai. Việc được chia sẻ và thấu hiểu sẽ giúp bà bầu cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
Bà bầu có thể chia sẻ cảm xúc với chồng, cha mẹ, bạn bè,… Những người thân yêu sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bà bầu vượt qua những thay đổi tâm lý trong thai kỳ.
Tập thể dục thường xuyên, tăng cường hormone hạnh phúc
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giải phóng năng lượng và giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các hormone endorphin – đây được ví như là hormone hạnh phúc. Hormone endorphin giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác lo lắng.
Bà bầu nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. Một số bài tập an toàn cho bà bầu như đi bộ, bơi lội, yoga…Bà bầu nên bắt đầu tập thể dục từ từ và tăng dần cường độ theo thời gian.
Ngủ đủ giấc phục hồi năng lượng cho cơ thể
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bà bầu cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần thoải mái hơn. Khi ngủ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi, từ đó giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Bà bầu nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Nếu cảm thấy khó ngủ, bà bầu có thể thử các phương pháp thư giãn như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, đọc sách,…
Ăn uống lành mạnh bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé
Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bà bầu bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
Bà bầu nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại protein nạc. Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn và caffeine.
Thiền, yoga giải tỏa căng thẳng thần kinh
Thiền, yoga là những phương pháp giúp thư giãn tâm trí và cơ thể. Khi thiền, yoga, bà bầu sẽ tập trung vào hơi thở và buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Điều này giúp giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời cải thiện tâm trạng.
Ngoài ra, để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực khi mang thai, bà bầu hãy học cách yêu chính bản thân mình. Hãy dành thời gian cho những hoạt động yêu thích và tận hưởng cuộc sống. Khi tập trung vào những điều tích cực, bà bầu sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn, từ đó giảm căng thẳng và lo lắng.