Rất nhiều chị em than thở về tình trạng ngứa ngáy khó chịu khôn tả khi mang thai. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ngứa và ngứa ngáy khi bầu bí có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Làm cách nào để khắc phục tình trạng bà bầu bị ngứa?
Mục lục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, bao gồm tình trạng thay đổi hormone và nhiều bệnh lý khác nhau
Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị ngứa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone từ quá trình mang thai cùng với sự lớn dần của tử cung do sự phát triển của thai nhi khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần,…
Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Thông thường, các mẹ bị ngứa trong trường hợp này sẽ tự động hết sau khi sinh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, bị ngứa cũng là dấu hiệu của một số triệu chứng gây phiền toái cho mẹ trong thai kỳ như mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức,… Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…
Ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem vô hại nếu ngứa ngáy chỉ vì do thay đổi hormone. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, tình trạng ngứa da cần được theo dõi cẩn thận. Chẳng hạn, có những mẹ bầu khô da và ngứa là do chứng ứ mật trong gan. Biểu hiện của bệnh này là chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi kèm theo đó là chứng vàng da. Với tình trạng ngứa do bệnh lý này, mẹ cần nhập viện ngay để điều trị gấp vì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và có khả năng mẹ sinh non cao.
Nếu như ngứa là do thay đổi hormone thì mẹ bầu không nên lo lắng, tuy nhiên, nếu việc ngứa ngáy quá mức gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da dẻ thì ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ vẫn nên đến gặp bác sỹ để tham vấn.
Dùng là khế đánh bay chứng ngứa ngáy
Có rất nhiều lời khuyên giúp mẹ bầu giảm bớt chứng ngứa ngáy trong giai đoạn bầu bì, tuy nhiên, có một cách được nhiều mẹ rỉ tai nhau về độ hiệu quả, đó là dùng là khế. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, trong dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn, mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa.
Lá khế là bài thuốc truyền thống để trị các chứng mẩn ngứa, mề đay
Chuẩn bị: Lá khế tươi 200 g, 2 thìa cà phê muối trắng, nửa quả chanh, 2 lít nước.
Cách làm: Lá khế rửa sạch cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, mẹ mở vung ra ra để nước còn âm ấm thì vắt quả chanh vào, dùng khăn mềm thấm nước khế lau người, và chườm kỹ những vùng da bị ngứa. Sau đó tắm lại với nước sạch. Ngoài ra, chị em có thể dùng lá khế tươi cho vào chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải thì dùng lá xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.