Trong 48 giờ sau sinh không nên tắm luôn cho trẻ mà nên cho tiếp xúc da với mẹ để vừa đảm bảo an toàn mà còn tăng cường sự liên kết giữa mẹ và con. Theo khuyến nhị của Tổ chức Y tế thế giới WHO và dựa trên nghiên cứu Y học, không nên tắm khi trẻ sơ sinh vừa mới chào đời mà chỉ nên tắm 48 giờ sau đó. Tại sao lại như thế? Dưới đây là 7 lý do giải đáp cho lời khuyến nghị trên.
Mục lục
1. Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
Chất sáp trắng trên người trẻ sau sinh cực tốt, không nên tắm rửa đi sớm. Ảnh minh họa
Trẻ sơ sinh được sinh ra bao phủ bằng một lớp bột màu trắng có tên là vernix. Trong chất bột màu trắng này có bao gồm các tế bào da của em bé được hình thành sớm và chứa protein ngăn ngừa nhiễm trùng bởi các vi khuẩn. Tức là em bé được sinh ra và có lớp màng để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn như vi khuẩn nhóm B Strep và E. coli (thường được truyền sang trẻ trong khi sinh). Các vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não, thậm chí là tử vong. Vì thế, không nên tắm, loại bỏ chất màng màu trắng này quá sớm.
2. Mẹ được ngửi mùi thơm của con
Vernix là một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên và là chất bảo vệ rất tốt cho da trẻ. Trẻ cần được bảo vệ da trong quá trình chuyển từ nước ối ra môi trường không khí. Vì thế, không nên tắm cho trẻ sau sinh bởi mùi thơm tự nhiên từ loại kem dưỡng ẩm này sẽ là “loại nước hoa” thơm và đặc biệt nhất mẹ từng thấy.
3. Ổn định lượng đường trong máu trẻ sơ sinh
Tắm cho bé quá sớm có thể gây nên tình trạng lượng đường trong máu thấp. Bởi, vài giờ đầu sau sinh, mất nhau thai nghĩa là mất đi nơi cung cấp máu, em bé đang cần thời gian để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường mới. Tắm sớm cho trẻ sẽ khiến bé khóc, căng thẳng và phát sinh các kích thích tố căng thẳng. Kích thích tố căng thẳng có thể gây lượng đường trong máu giảm. Trong một số trường hợp nguy hiểm, lượng đường trong máu thấp có thể gây tổn thương hệ thần kinh.
Không nên tắm luôn cho trẻ sau sinh mà nên cho bé da tiếp da với mẹ. Ảnh minh họa
4. Nâng cao việc kiểm soát nhiệt độ
Bé tắm quá sớm sẽ bị hạ thân nhiệt. Khi ở trong bụng mẹ, nhiệt độ cơ thể bé thông thường là 98,6 độ, khi được sinh ra, nhiệt độ thông thường của bé sẽ là 70 độ. Trong vài giờ đầu sau sinh, bé phải sử dụng rất nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể. Nếu bé quá lạnh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
5. Tăng sự liên kết giữa mẹ và bé
Trẻ sau sinh chỉ cần được tiếp xúc da với mẹ mà không cần bất kì hoạt động nào khác nữa. Chỉ vài phút quý giá được ở bên cạnh mẹ không những tăng sự liên kết mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định nhiệt độ cơ thể và học cách bú. Vì thế, ngoài một số trường hợp cần trợ sức hay trợ thở thì mới chuyển bé đến phòng đặc biệt, còn lại nên cho bé da tiếp da với mẹ.
6. Bé sẽ học cách bú dễ hơn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được tiếp xúc da mẹ sau khi sinh học bú nhanh và thuần thục hơn những đứa trẻ được đem đi tắm rửa hoặc làm các thủ tục y tế.
Theo đó, khi còn ở trong bụng mẹ, bé thường có các hoạt động như mút và nuốt nước ối. Nếu trong khoảng 30 phút đầu sau sinh bé được đặt trên ngực trần của mẹ, được ấm áp, xoa dịu bởi giọng nói của mẹ, được nhìn thấy mẹ, và bắt đầu bú thì bé sẽ dễ dàng hơn trong việc bú. Còn với những trẻ sau hơn 1 giờ mới được bú thì có thể gặp khó khăn trong việc bám, hút và nuốt sữa mẹ.
7. Cha mẹ có thể tự tay tắm cho con
Sau khi mẹ đã phục hồi sức khỏe, cả cha và mẹ đều có thể học và thực hiện tắm lần đầu cho con dưới sự hướng dẫn của các điều dưỡng viên. Đây cũng là một giây phút hạnh phúc
Benh.vn (Nguồn Khám phá)