Rõ ràng là chồi vị giác trên lưỡi có thể phát hiện ra đường. Và sau bữa ăn, các tế bào beta trong tuyến tụy cảm nhận được lượng đường tăng lên trong máu và giải phóng insulin, giúp đường đi vào tế bào, để cơ thể có thể sử dụng làm năng lượng.
Mục lục
Hiện các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Đời sống (LSI), Đại học Michigan đã khám phá ra một cơ chế cảm biến glucose bất thường trong cơ xương, góp phần điều hòa lượng đường trong máu.
Tế bào cơ xương có thể nhận biết glucose
Tác giả nghiên cứu Jiandie Lin, một giảng viên của LSI, nơi đặt phòng thử nghiệm của ông, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng các tế bào xương có cơ chế trực tiếp nhận biết glucose -theo một nghĩa nào đó, tức là các cơ bắp cũng có thể cảm nhận được đường”.
Khả năng này của cơ bắp để nhận biết đường huyết là một quá trình riêng biệt và song song tăng cường đáp ứng điều hướng insulin. Cùng với nhau, chúng hoạt động như một hệ thống điện để duy trì nồng độ glucose ổn định trong cơ thể, đặc biệt là sau bữa ăn, theo kết quả nghiên cứu được công bố vào ngày 4 tháng 5 trong tạp chí Molecular Cell.
Zhuoxian Meng, tác giả chính của nghiên cứu và là một nhà nghiên cứu tại PTN của Lin, cho biết, việc tiếp tục phát triển sự hiểu biết sâu sắc về cách cơ thể tự điều tiết lượng đường trong máu ở mức độ phân tử có thể làm sáng tỏ về bệnh béo phì và đái tháo đường, cũng như chỉ ra các mục tiêu điều trị mới.
Thí nghiệm trên chuột
Các nhà nghiên cứu đã có thể kiểm tra những đóng góp của con đường nhận biết glucose trong cơ xương bằng cách làm êm một gene chính – BAF60C – trong nuôi cấy tế bào và trong chuột thí nghiệm.
Lin cho biết: “Khi chúng tôi làm điều đó, những con chuột thiếu BAF60C trông hoàn toàn bình thường, nhưng sau khi chúng tôi cho chúng ăn chế độ ăn nhiều chất béo, chúng đã gặp khó khăn khi tiêu thụ lượng glucose bổ sung sau bữa ăn. Cơ chế insulin phổ biến không đủ đề tự chuyền hóa lượng đường”.
Sự chuyển hóa của glucose trong cơ thể
Đường trong máu tăng sau bữa ăn là một triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Đường huyết cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.
Lin, cũng là một giáo sư về tế bào và sinh học phát triển tại Trường Y khoa UM nói: “Chúng tôi phát hiện ra rằng con đường phân tử hoạt động bởi glucose trong tế bào cơ, ít nhất là ở các bước ban đầu, rất giống với những gì xảy ra trong các tế bào beta ở tuyến tụy. Điều này rất thú vị vì có một loại thuốc tiểu đường rất quan trọng gọi là sulfonylureas hoạt động bằng cách đóng một kênh kali và làm cho các tế bào beta tiết ra nhiều insulin hơn”.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con đường cảm ứng glucose trong các tế bào cơ cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm toàn bộ glucose trong máu của loại thuốc nàỵ, và mức độ đóng góp của đường đi sẽ cần được nghiên cứu sâu hơn”.
Ngoài ra, Lin cho biết, có hai bước trong con đường cảm ứng glucose có thể phục vụ làm mục tiêu tiềm năng để điều chế với các hợp chất điều trị.
“Thật ngạc nhiên là những thay đổi tinh tế trong glucose có thể được phát hiện trên khắp cơ thể”, Lin nói. “Các tế bào beta phản ứng với chúng, các tế bào thần kinh phản ứng với chúng, và bây giờ chúng ta biết rằng các tế bào cơ cũng phản ứng trực tiếp”.
Benh.vn (Theo TC Thử nghiệm Ngày nay/Theo Science Daily)