Người Vân Kiều ở vùng núi Tây Quảng Bình, Quảng Trị nổi tiếng bao đời nay với tập tục lạ lùng: Tục đi sim. Vào những tối đẹp trời, trai gái rủ nhau ra bờ sông, ven suối ngủ với nhau qua đêm. Để tránh bị mang thai ngoài ý muốn, thiếu nữ Vân Kiều thường cất giấu trong mình một loại lá cây có tên A năng.
Thứ lá này thực sự có công dụng như ý muốn hay không hiện vẫn là một dấu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng tập tục thì đã có hàng ngàn đời nay và “bảo bối hộ mệnh” vẫn thường cất giấu trong gấu áo người con gái mỗi mùa đi sim.
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam đã tỏ ra hiếu kỳ và kinh ngạc trước công năng “độc nhất vô nhị” của phương t.h.u.ốc tránh thai “Mede in Việt Nam”- lá A năng.
Bùa hộ mệnh của con gái Vân Kiều
Trong những lần theo đoàn dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Trị đến với các bản làng người dân tộc Vân Kiều sinh sống dọc theo lưng dãy Trường Sơn, chúng tôi tò mò khi nghe người dân nơi đây nói rằng, thanh niên nam nữ trong bản đến tuổi cập kê là có thể hẹn hò nhau ra rừng làm “c.h.u.y.ện, ấy” thoải mái mà không lo “hậu quả”.
Bán tín, bán nghi, tôi đưa chuyện hỏi già làng Hồ Kưng (ngụ bản Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) – một người am hiểu văn hóa tộc người Vân Kiều.
“Vào mùa đi sim (hay còn gọi là mùa tình nhân của người Vân Kiều – P.V), con trai, con gái bản làng thường tập trung trước cổng nhà Gươl (nhà cộng đồng) để tự tình. Qua tiếng sáo, tiếng đàn, họ sẽ tìm đến với nhau.
Khi đã ưng cái bụng, vừa con mắt thì dắt nhau ra bờ suối làm chuyện vợ chồng và hẹn ước ngày đám cưới” già Kưng cho hay. Cũng theo già Kưng, trước khi bước vào đêm hội tình nhân, con gái bản làng được cha mẹ trao cho một loại lá cây, bọc vào bên trong mình.
Đó chính là lá A Năng, một loại “biệt dược” mà theo người làng thì có công dụng ngừa thai hiệu quả hơn cả các loại t.h.u.ốc hiện đại ngày nay. Phương thức dùng t.h.u.ốc từ lá A Năng cũng rất đơn giản. “Người con gái hoặc con trai chỉ cần đeo lá A Năng ở cổ thì nó sẽ có tác dụng tránh thai trong lúc “qu.a.n, h.ệ”.
Khả năng tránh thai của lá A Năng mạnh đến mức nếu người đeo lá tiếp xúc với người có thai (thai 1 hoặc 2 tháng) thì người có thai cũng có thể bị sẩy thai. Đặc biệt, loại lá này được dùng cho cả nam lẫn nữ” bà Hơ Ríu (vợ già Kưng) cho biết.
Dẫn chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Quang Tám, chủ nhân của loại “kỳ hoa, dị thảo” này, già Kưng dặn:
“Theo tập tục của người Vân Kiều chúng tôi, khách lạ không được tiếp xúc với lá A Năng vì như thế sẽ làm Giàng nổi giận. Nhưng nếu chủ nhân của vườn lá làm lễ cúng, tẩy rửa cho các chú thì mới được bước vào”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ông Tám hiện là Chủ tịch Hội Đông y của huyện Hướng Hóa, một người đam mê nghiên cứu sưu tầm loại lá A Năng “thần kỳ”.
Trong ngôi nhà sàn được dựng kiên cố bằng nhiều cột bê tông chắc chắn, ông Tám vui vẻ kể về gốc tích của loại lá “kế hoạch hóa” này “Trong những năm chiến tranh chống Mỹ: Tôi theo đơn vị sang Lào làm chuyên gia quân sự và chung sống với người Pa Kô, Vân Kiều hơn 15 năm.
Trong quá trình tiếp xúc với bà con, tôi biết được người Vân Kiều có một phương t.h.u.ốc tránh thai rất hiệu nghiệm được làm từ cây cỏ nên tìm cách đưa về Việt Nam”. Nhưng do sự khác biệt về phong tục nên ông Tám không có cách nào đưa loại “dị thảo” ấy về nước.
Sau nhiều đêm nằm vắt óc suy nghĩ, cuối cùng ông Tám nhờ một người bạn Lào đến hỏi mua và đưa về nước trồng. Gian nan vất vả cả năm trời mới đưa về được 4 cây lá A Năng về nhân giống.
Thấy chúng tôi ngỏ ý muốn đến khám phá khu vườn, ông Tám vội xua tay nói “Không được đâu, đó là chốn linh thiêng đã được già làng làm dấu bằng nước Giàng ban. Với lại, vào mùa này cây A Năng “đang ngủ”, lá nó ẩn mình lại chứ không tỏa ra”.
Phải nhờ đến sự “can thiệp” của già Kưng, chúng tôi mới được làm lễ rửa nước của Giàng để bước vào khu vườn có loài cây “kế hoạch hóa”. Dẫn chúng tôi đến bên một cây “dị thảo” màu xanh, nằm lúp xúp sát mặt đất, ông Tám cho biết, đó là cây A Năng.
Theo giải thích của các nhà khoa học thì cây A Năng thuộc họ Amarylli (thuộc chi Crium), chưa x.á.c định loài nhưng gần loài Crium Serrulatum. “Từ 4 cây giống đầu tiên tôi mang từ Lào về đã gây dựng nên một “rừng” cây lá A Năng như ngày nay.
Nếu như ngoài tự nhiên, bà con Vân Kiều chỉ có một loài A Năng để tránh thai thì ở đây tôi có đến 3 loài với 3 công hiệu khác nhau”. Nói rồi ông Tám bắt đầu giải thích từng loài A Năng:
“Loài thứ nhất mang màu xanh đậm nhất, lá to hơn các loại A Năng khác có công dụng đình sản hoàn toàn; khi đã sử dụng loài lá này thì vĩnh viễn không sinh con, đẻ cái được nữa.
Loài thứ 2 có màu xanh nhạt hơn, trên lá có mấy chấm li ti màu vàng có tác dụng làm cho sẩy thai; do đây là hai loại lá chứa nhiều “tội lỗi” (phá thai là tội nặng bị đuổi ra khỏi làng – P.V) nên không được phổ biến ra bên ngoài mà chỉ nằm gọn trong khu vườn của tôi”.
Ngắt một lá A Năng đưa cho chúng tôi ngửi, một mùi hương thơm nhẹ nhẹ thoảng qua mũi, ông Tám giới thiệu đây là loại A Năng thứ ba, nó hoàn toàn giống loại thứ nhất, chỉ khác có mùi hương nhẹ tỏa ra. Công dụng của nó là dùng để tránh thai khi qu.a.n, h.ệ nam nữ.
Giấc mơ viên t.h.u.ốc tránh thai Made in Việt Nam.
“Tôi đã trải qua hơn 7 mùa đi sim mới lấy vợ, sinh con. Trong suốt quãng thời gian ấy, tôi luôn đeo lá A Năng bên mình và thoải mái chung đụng với bạn gái mà không lo lắng gì. Đó là bảo bối Giàng ban cho người Vân Kiều để được thoải mái yêu” anh Hồ Theng (bản Tà Cời, Khe Sanh, Quảng Trị) vui vẻ tâm sự.
Ở bản Tà Cời, con trai, con gái tuổi mới lớn đều được cha mẹ “trang bị” cho lá cây A Năng bên mình để tránh mang thai, nhờ vậy mà bản này chưa bao giờ xảy ra chuyện có con ngoài ý muốn.
“Mình và bạn gái quen nhau đã qua hai mùa rẫy nên cứ mỗi lần vào hội đi Sim, hai đứa đều làm c.h.u.y.ện, ấy. Cô ấy mang lá A Năng bên người nên không có chuyện gì đâu”- một trai làng Tà Cời cũng cho hay.
Đưa câu chuyện về loại “dị thảo” có công dụng ngừa thai nói với bác sĩ Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch Hội đông y tỉnh Quảng Trị. Bà khẳng định “Đúng là lá A Năng là loại cây t.h.u.ốc có công dụng tránh thai, đã được đồng bào người Vân Kiều sử dụng nhiều năm nay.
Trước đây, Hội Đông y tỉnh đã có đề tài nghiên cứu về công dụng và chiết xuất của loài lá kỳ diệu này” bác sĩ Hương nói. Tuy nhiên, theo bà Hương, phương á.n biến lá A Năng thành một loại t.h.u.ốc tránh thai chưa thể áp dụng rộng rãi bởi chưa có một nghiên cứu khoa học nào tin cậy, chính x.á.c.
Theo lời giới thiệu của bác sĩ Hương, chúng tôi tìm đến phòng khám đông y của bác sĩ Dương Quát, người trực tiếp thực hiện đề á.n cấp tỉnh “chế tạo t.h.u.ốc tránh thai từ lá cây A Năng” thì ông cho biết.
“Hiện các loại t.h.u.ốc tránh thai được bày bán trên thị trường chủ yếu sử dụng hóa dược (chủ yếu là các hóc môn – P.V). Khi chiết xuất các thành phần hóa học trong lá cây A Năng, chúng tôi phát hiện có nhiều chất tương tự hóc môn”
Cũng theo ông Quát, không chỉ có người Vân Kiều ở miền Trung mới biết sử dụng “dị thảo” để tránh thai mà các dân tộc ít người ở phía Bắc như: Tày, Nùng, Thái, Mông… cũng có.
“Mục tiêu chính của chúng tôi là x.á.c định giá trị ngừa thai (vĩmh viễn, tạm thời, sẩy thai – P.V) của các thành phần có trong lá cây A Năng. Khi x.á.c định rõ sẽ tiến hành chiết xuất để bào chế ra một loại t.h.u.ốc hoàn toàn từ thiên nhiên có công năng ngừa thai” ông Quát khẳng định.
Một loạt các thí nghiệm công năng của lá cây A Năng đã được thực hiện trên chuột và thỏ cho kết quả ngoài tưởng tượng và theo vị bác sĩ này:
“Khi chúng tôi x.á.c định tác dụng của cây t.h.u.ốc A Năng đến khả năng động dục và sinh sản trên thỏ với 2 chế phẩm đeo và tiêm cho thấy dù ở dạng đeo hay dạng tiêm đều không ảnh hưởng đến khả năng động dục của thỏ (nói rõ hơn là không hề ảnh hưởng đến tình dục).
Và 80% số thỏ được giao phối không thụ thai nếu đeo hoặc tiêm chế phẩm từ cây A năng. Điều đáng ghi nhận nhất của loại chế phẩm này là khi dùng thí nghiệm trên thỏ chưa phát hiện thấy bất cứ một tai biến nhỏ nào”.
Sau cuộc thí nghiệm thành công trên thỏ, 20 cặp trai, gái trong độ tuổi sinh sản tự nguyện áp dụng thử. Cách thức áp dụng cũng cực kỳ thô sơ và đơn giản như người Vân Kiều vẫn làm bao năm qua. Chỉ khác một điều là các cặp này là người Kinh.
Theo đó lá của cây A năng xay nhỏ, dạng bột và đóng gói thành 1 gram, sau đó đeo vào cổ các cặp trai, gái khi họ qu.a.n, h.ệ t.ìn,h d,ục. Sau một năm thử nghiệm phương á.n trên thì chỉ có 2 cặp mang thai, còn lại đều không thể thụ thai.
Sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản của những người này vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng. Kết quả đề tài lập tức được gửi lên UBND tỉnh Quảng Trị với đề nghị xem xét đầu tư thêm để nghiên cứu, tiến tới sản xuất đại trà.
Nhưng năm 2000, do kinh phí eo hẹp, đề tài này dần bị “lãng quên”. Trò chuyện với chúng tôi, ông Quát nói giọng buồn bã “Nếu ngày đó có kinh phí thì có thể bây giờ, chúng ta đã sản xuất được một loại t.h.u.ốc tránh thai mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”.
Mới đây, có một số bác sĩ từ TP.HCM ra đề nghị chúng tôi cung cấp tư liệu về cây t.h.u.ốc đó để bán cho nước ngoài với giá hơn 100.000 USD. Nhưng tôi từ chối vì không muốn đất nước mất đi bản quyền về một loại t.h.u.ốc quý”.
Cho đến tận bây giờ, sự huyền bí của loại “dị thảo” có công năng tránh thai vẫn còn là một bí ẩn chưa được khám phá. Nhưng với người Vân Kiều, nó vẫn là món quà Giàng ban để “thoải mái” yêu.