Hàng năm, cứ vào các dịp lễ tết thì tỷ lệ bệnh nhân bị ngộ độc nhập viện tại các tỉnh thành càng gia tăng. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho các loại thực phẩm khó bảo quản, dễ bị ôi thiu…gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Với những bài thuốc đơn giản dưới đây. Benh.vn sẽ giúp các “nữ tướng” giữ được sự an toàn cho gia đình.
Mục lục
Triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn
+ Buồn nôn.
+ Tiêu chảy.
+ Nhức đầu.
Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…là các triệu chứng của ngộ độc thức ăn
+ Đau bụng…
Các phương pháp cần xử lý khi bị ngộ độc thức ăn
Gây nôn bằng phương pháp móc họng (khi bị ngộ độc trong vòng 1-2 giờ)
Phương pháp:
+ Lấy 20g muối ăn hòa với 200ml nước sôi để nguội.
+ Cho bệnh nhân uống nhiều lần để thức ăn ra được nôn ra.
+ Nếu chưa nôn được thì lấy đũa hoặc ngón tay móc vào cổ họng để nôn hết phần thức ăn gây ngộ độc.
Thúc đẩy đại tiện để bài tiết chất độc (khi bị ngộ độc sau 2 đến 3 giờ)
Phương pháp:
+ Lấy 30g đại hoàng đun kỹ rồi uống.
+ Sau ít phút người bệnh sẽ đại tiện ra phân lỏng để thúc cho thức ăn độc mau bài tiết ra ngoài.
+ Đối với người già thì hòa bột sắn vào nước nóng cho uống.
Các bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn
Ăn phải đổ biển ôi thiu uống nước dấm hòa nước đun sôi
Phương pháp:
+ Lấy dấm ăn 100ml hòa với nước đun sôi 200ml uống một lần.
+ Nếu uống phải các đồ uống đã biến chất thì lấy sữa bò tươi hoặc các đồ uống giàu chất anhumin cho người bệnh uống.
Nước dấm ăn hòa với nước đun sôi có tác dụng đào thải các thức ăn ôi thiu
+ Dùng quả chuối xanh, thái mỏng ăn sống với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc ở rau sống hoặc thịt cá.
Lá tía tô, đông qua, đậu đen chữa ngộ độc do ăn nhầm các loại cá có độc
Phương pháp:
+ Lá tía tô 40g, cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống giải độc.
+ Đông qua (cây bí) còn tươi 40g, giã nát, vắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
+ Đậu đen 100g nấu với 1 lít nước cho nhừ uống nhiều lần trong ngày.
Các phương pháp khác
Rau ngổ
Chữa nhiễm độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh: sử dụng ngổ tươi từ 40g-80g rửa sạch ăn sống.
Lá dưa chuột
Chữa ngộ độc đường tiêu hóa bằng cách lấy lá dưa chuột giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống. Chất độc sẽ được nôn ra ngoài và ngộ độc sẽ hết. Tuy nhiên không dùng cho người lạnh bụng, thận hư.
Dưa bở
Bộ phận cuống dưa thường được dùng để gây nôn, giải độc thức ăn. Kết hợp 1g cuống dưa, 3g đậu đỏ hạt nhỏ, nghiền thành bột trộn lẫn rồi uống. Hoặc chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc nước sắc đậu sị (đậu đen) để có tác dụng mạnh.
Các phương pháp trên có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra chất độc trong cơ thể. Trong trường hợp uống liều thuốc này mà vẫn chưa gây nôn, có thể cho tăng liều thêm một chút để có hiệu quả tốt nhất.
Sau ngộ độc
Dùng chất điện giải (oresol) pha với nước
Tình trạng mất nước và chất điện giải kéo dài kéo dài có thể dẫn đến tử vong.Vì chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, tạo ra sự cân bằng về sinh hóa cho cơ thể.
Phối hợp chất điện giải để bù lượng nước đã mất cho cơ thể
Phương pháp: pha lượng nước theo đúng tỷ lệ với dung dịch oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất.
Dùng than hoạt tính
Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột. Men vi sinh cũng có thể dùng trong trường hợp này.
Khi vào cơ thể chúng sinh sôi rất nhanh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, lập lại trạng thái cân bằng cho cơ thể.
Lời kết
Ngộ độc thức ăn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu thấy có các triệu chứng của ngộ độc thức ăn như đau bụng, buồn nôn, vật vã, đi ngoài….thì điều đầu tiên là gây nôn để loại bỏ các thức ăn gây ngộ độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp khác từ cây, cỏ tự nhiên hoặc nước dấm pha với nước đun sôi, lá tía tô, đậu đen….để gây nôn hoặc đại tiện chất độc ra ngoài.
Đặc biệt, sau khi khỏi bệnh, người bị ngộ độc cần tranh ăn các chất tanh, đồ mỡ gây đầy bụng..khó tiêu hóa trong một vài ngày để bệnh khỏi hẳn.
Hải Yến – Benh.vn