Làm thế nào để phát hiện bệnh chân tay miệng và cách điều trị hiệu quả nhất là gì? Loại bệnh này rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Các bé có hệ tuần hoàn còn non nớt nên có khả năng gặp biến chứng khá cao. Điều này làm các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Hiểu được tâm lý ấy, hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng mắc phải khi bị nhiễm virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đầu tiên, chúng chưa có triệu chứng mà sẽ bám vào dạ dày để tăng số lượng. Sau đó virus mới xâm nhập lên bề mặt da. Nếu không được can thiệp, chúng tiếp tục tấn công vào các bộ phận quan trọng trong cơ thể người.
Bạn sẽ xuất hiện từng triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là thông tin các triệu chứng bệnh và biến chứng virus chân tay miệng có thể gây ra.
Triệu chứng của bệnh chân tay miệng
Qua từng quá trình hoạt động của virus, cơ thể người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng càng ngày càng tăng. Khi cơ thể chịu nhiều thương tổn, quá trình điều trị sẽ trở lên khó khăn. Vì vậy, nếu thời gian hoạt động của virus càng lâu, tính mạnh người bệnh càng nguy hiểm.
Trong 2 ngày đầu, dấu hiệu bệnh chân tay miệng hoàn toàn giống với bệnh cảm cúm, viêm họng. Vì vậy, người bệnh trở nên xem thường mà không biết cách điều trị phù hợp. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như sau:
- Sốt nhẹ, nhiệt độ khi kẹp nách là 38 độ C.
- Đau họng, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy cổ họng đỏ hơn bình thường.
- Mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc.
- Quấy khóc (thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi).
- Mỗi khi ngoái cổ lên xuống, trái phải sẽ cảm thấy rất đau.
- Chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, sợ ăn phải các thức ăn quá mặn, chua, các thực phẩm dai và cứng.
- Tiêu chảy nhẹ, tần suất 1-2 lần trong ngày.
Qua 2 ngày kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu rất đặc trưng. Cơn bệnh chuyển sang một giai đoạn mới, mức độ phá huỷ của virus cao hơn. Chúng làm cơ thể xuất hiện những đốm mụn bất thường.
Lúc này, bạn có thể biết chắc rằng mình có đang bị bệnh chân tay miệng hay không.
Nguyên nhân là do các đốm mụn không mọc toàn thân mà chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay, khoang miệng và môi. Ở trẻ sơ sinh, đốm mụn có thể mọc ở vùng da xung quanh hậu môn. Đây được gọi là giai đoạn toàn phát của bệnh. Cụ thể, các triệu chứng vào thời kỳ này như sau:
- Sốt cao đến 39 độ C.
- Phát ban, xuất hiện các nốt đỏ có kích thước rất nhỏ.
- Sau 2 ngày, nốt ban đỏ xuất hiện mụn nước ở giữa.
- Đau rát tại vùng da chứa nhiều mụn nước.
- Loét miệng do mụn nước bị bể, các vết mụn vỡ ra và bị lõm, có dịch vàng ở giữa.
- Chảy nước miếng liên tục.
- Thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật cả ngày.
- Đột nhiên bị giật mình khi đang ngủ sâu.
Biến chứng của bệnh chân tay miệng
Nếu không có sự can thiệp của y khoa, sau 5-7 ngày từ khi nổi mụn nước, người bệnh sẽ bắt đầu gặp những biến chứng nguy hiểm. Rất nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể bị virus tấn công như tim, phổi, não, thần kinh,…
Người bệnh có thể bị tổn thương một trong số các cơ quan trên hoặc tất cả các cơ quan cùng một lúc. Nếu bị tổn thương ở não và dây thần kinh, bạn sẽ mắc các bệnh như viêm màng não, tràn dịch não, phù não, viêm dây thần kinh,…
Lúc này, cơ thể sẽ gặp các dấu hiệu sau:
- Choáng váng ở đỉnh đầu, đi đứng không vững.
- Thường xuyên giật mình, tần suất từ 7-10 lần một ngày.
- Đột ngột co giật, mỗi cơn co giật kéo dài 5-10 phút kèm theo sùi bọt mép.
- Ngủ li bì, khó đánh thức.
- Thường xuyên đổ mồ hôi.
- Các cơ tay và chân yếu sức, không thể vận động linh hoạt như bình thường.
- Nhãn cầu mắt hoạt động rối loạn, tròng đen của mắt thường hướng lên trên.
- Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân.
- Hôn mê.
- Thường xuyên bị run rẩy đầu ngón tay và đầu ngón chân.
Đối với các tổn thương ở phổi, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thở. Nguyên nhân là do virus bám trên lớp thành niêm mạc và tạo ra dịch nhầy. Chất dịch nhầy này che lấp ống dẫn khí và nang phổi. Các dấu hiệu của biến chứng phổi như sau:
- Thở dốc, hơi thở ngắn hơn bình thường.
- Tiếng thở nghe khò khè, âm thanh phát ra từ lồng ngực.
- Thở nhanh, ngực người bệnh nhấp nhô liên tục để lấy hơi.
- Tức ngực, cảm thấy bức bách khó chịu do thiếu không khí.
- Nhiệt độ của hơi thở rất nóng.
- Ngực lõm sau mỗi khi lấy hơi.
Cuối cùng là biến chứng ở hệ tim mạch. Virus chân tay miệng xâm nhập vào các tế bào cơ tim, sau đó làm bộ phận này viêm và mất chức năng. Người bệnh có thể gặp tình trạng tăng hoặc hạ huyết áp một các bất thường. Cụ thể như sau:
- Lạnh vành tai, bàn tay, bàn chân.
- Nhịp đập khi bấm mạch tăng đến 150 lần/60s.
- Chỉ số huyết áp đạt 120mmHg.
- Mạch máu nổi vân đỏ trên da.
- Toàn bộ cơ thể tím tái.
- Đổ nhiều mồ hôi trên trán và ngực.
Bệnh chân tay miệng và cách điều trị
Tuy gây biến chứng nghiêm trọng nhưng bệnh sẽ được chữa trị khỏi khi được can thiệp từ sớm. Nếu người bệnh tiến hành điều trị khi vừa bị nổi mụn, thời gian lành bệnh sẽ từ 1-2 tuần, tùy vào thể trạng của từng người.
Mặt khác, nếu người bệnh để các nốt mụn tồn tại từ 1 tuần trở lên, việc chữa trị gặp nhiều trở ngại. Như đã nói ở trên, tất cả biến chứng của virus chân tay miệng đều gây nên những căn bệnh đặc biệt.
Hầu hết các bệnh này không thể chữa khỏi, sức khoẻ người bệnh sẽ bị ảnh hưởng về sau. Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ thiết lập liệu trình phù hợp nhất cho từng người.
Bệnh chân tay miệng và cách điều trị bằng thuốc
Tuy bệnh chân tay miệng đã được phát hiện qua nhiều thập kỷ nhưng chưa có thuốc và vaccine phòng bệnh. Nguyên nhân là do virus chân tay miệng có cấu trúc và hoạt động khá phức tạp. Nền khoa học thế giới chưa thể tìm ra một loại thuốc kháng sinh ức chế được chúng.
Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc. Đầu tiên, các bác sĩ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Tiếp theo, nếu tình trạng của đốm mụn đã tiến triển nặng, họ sẽ yêu cầu người bệnh đi xét nghiệm để xem có biến chứng nào xảy ra chưa.
Từ đó, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp để điều trị từng triệu chứng. Thuốc có tác dụng chữa lành những tổn thương trong tế bào, ngăn chặn sự xâm nhập của virus và kích thích tạo kháng thể.
Phần lớn người bệnh sẽ được điều trị ngoại trú. Bạn chỉ cần khám, lấy đơn thuốc và dùng ở nhà. Cứ 2 ngày, người bệnh phải đi tái khám 1 lần để theo dõi triệu chứng. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi bạn khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu tiến hành điều trị sớm, trẻ nhỏ sẽ lành bệnh sau 2 tuần, ở người lớn là sau 7 ngày.
Trong trường hợp đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bạn sẽ cần nhập viện để theo dõi 24/24. Tuỳ vào mức độ tàn phá của virus, thời gian chữa trị tại bệnh viện có thể cần đến vài tháng hoặc vài năm. Sau khi điều trị, người bệnh vẫn phải kiêng cữ để tránh tổn hại sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh chân tay miệng:
- Thuốc hạ sốt.
- Thuốc khử trùng (dùng để vệ sinh phòng ở, đồ dùng của người bệnh).
- Thuốc sát trùng (dùng để súc miệng, lau vết mụn ngoài da).
- Thuốc bổ.
Trong trường hợp đã xảy ra biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm các loại thuốc sau:
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc chống phù não.
- Thuốc điều hòa huyết áp.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc giảm đau.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể cần đến máy trợ phổi, trợ tim để hỗ trợ điều trị.
Bệnh tay chân miệng và cách điều trị bằng tắm lá
Các vết mụn nước bên ngoài cơ thể chứa hàng triệu con virus gây bệnh. Sau khi bị bể, chúng tiếp tục len lỏi tới vùng da khỏe mạnh và tấn công các tế bào tại đây. Việc khử trùng, thu nhỏ và làm teo bọc mụn là rất quan trọng. Nhờ đó, các triệu chứng bên ngoài sẽ được kìm hãm, tạo điều kiện cho cơ thể lành bệnh từ bên trong.
Qua nhiều năm, các bài thuốc dân gian đã tìm ra nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên. Chúng có tác dụng khử khuẩn virus chân tay miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương thức hỗ trợ, không phải là thuốc điều trị chính yếu. Người bệnh nên kết hợp với thuốc để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Rất nhiều loại thảo dược trong tự nhiên có thể sát khuẩn, làm thu nhỏ vết mụn. Thêm vào đó, chúng còn chứa nhiều khoáng chất giúp tái tạo da, thanh lọc cơ thể. Các loại cây này rất dễ kiếm, giá thành thấp và dễ sử dụng. Bạn có thể chọn lá của một trong số cây: Diếp cá, bạc hà, rau sam, lá bàng, cỏ mực, núc nác, kim ngân,…
Cách điều chế khá giống nhau, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Hái 500 gam lá tươi, chọn những lá đã trưởng thành, không quá non hoặc quá già.
- Đem đi rửa sạch đất cát, để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá thành từng đoạn dài 5cm hoặc dùng tay vò nát.
- Cho lá vào nồi nước to, đổ thêm 8 lít nước và 1 ít muối vào đun sôi.
- Để nguội, lấy một ít nước súc miệng và ngậm 10 phút.
- Dùng một chiếc khăn mềm thấm nước là lau toàn bộ cơ thể.
Người bệnh cần dùng nguyên liệu có nguồn gốc sạch sẽ, không chứa thuốc trừ sâu. Mỗi ngày bạn chọn ra những lá tươi để sử dụng, không dùng lá đã héo hoặc thối rữa. Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp 2 loại lá cùng một lúc.
Nên cho người bệnh tắm các loại lá này từ 2 tuần trở lên. Sau khi khỏi, bạn tiếp tục tắm cho họ thêm 3 ngày để khử sạch virus tồn đọng trên da, tránh bệnh tái phát.
Bệnh tay chân miệng và cách điều trị bằng chế độ sinh hoạt
Trong quá trình điều trị, người bệnh phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu không bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và dần phát triển mạnh.
Điều đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ phòng ở, đồ dùng và những vật dụng người bệnh hay tiếp xúc. Điều này sẽ giúp virus ngừng xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó, người thân trong gia đình và người hay tiếp xúc sẽ không bị mắc bệnh.
Để vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, bạn nên thực hiện những bước sau:
- Giặt quần áo của người bệnh riêng, sau đó đem phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Lau dọn phòng, vứt hết những thứ không cần thiết.
- Đem đồ chơi của bé đi rửa bằng xà phòng và phơi khô dưới ánh nắng.
- Dùng một chiếc khăn mặt riêng để chăm sóc người bệnh, vứt chiếc khăn này đi sau khi bệnh đã khỏi.
- Giữ cho phòng ở thoáng mát, có ánh thắng chiếu vào.
- Đối với trẻ sơ sinh, bạn cần kiểm tra và thay bỉm cho bé liên tục.
Tiếp theo bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống của người bệnh. Vị trí đầu tiên virus xâm nhập là dạ dày. Vì thế bạn phải giữ vệ sinh tuyệt đối trong quá trình ăn uống. Thêm vào đó người bệnh cần kiêng cữ và bổ sung một số thực phẩm thích hợp. Cụ thể như sau:
- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không dùng những đồ đã ôi thiu.
- Lựa chọn hàng hóa có xuất xứ an toàn.
- Ngâm thực phẩm trong nước muối 20 phút, sau đó rửa thật sạch dưới vòi nước.
- Kiêng ăn các loại thức ăn quá chua, cay, mặn.
- Ưu tiên chế biến các thức ăn mềm, dễ nuốt.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá biển,…
- Không ăn các thực phẩm làm lồi thịt như rau muống, bắp, nếp,…
- Chia nhỏ các bữa ăn, cho người bệnh ăn nhiều lần trong ngày.
Cuối cùng là thực hiện cách ly, phòng chống lây lan virus. Phần lớn các siêu vi này nhiễm phải do sinh hoạt, đụng phải chất bẩn. Vì vậy bạn cần rèn cho chính mình và người bệnh giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là vào mùa nóng. Các cách giữ vệ sinh như sau:
- Cách ly người bệnh tối thiểu 10 ngày để tránh lây lan.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng mỗi khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống.
- Sau khi tắm lau khô thân thể bằng khăn bông trước khi mặc quần áo.
- Chọn những bộ quần áo thoáng, rộng, vải mỏng để mặc.
- Cho người bệnh nhập viện hoặc gọi điện thông báo ngay với bác sĩ nếu thấy có triệu chứng bất thường.
Hy vọng các thông tin về bệnh chân tay miệng và cách điều trị trên đây giúp người bệnh có những hiểu biết cần thiết. Bạn nên tiến hành điều trị ngay khi có những triệu chứng kể trên. Thêm vào đó, hãy lết hợp dùng thuốc, thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống nghiêm ngặt để cơ thể nhanh chóng hồi phục.