Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.
Mục lục
Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.
Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa
Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Dấu hiệu cúm mùa
Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:
- Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
- Có cảm giác ớn lạnh
- Nhức đầu
- Đau nhức cơ bắp
- Chóng mặt
- Ăn không ngon
- Mệt mỏi
- Ho
- Đau họng
- Chảy nước mũi
- Buồn nôn
- Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
- Đau tai
- Có thể tiêu chảy
Tiến triển của bệnh
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.
Điều trị và phòng bệnh cúm mùa
Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.
Điều trị cúm mùa
Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:
- Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
- Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
- Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Phòng bệnh cúm mùa
Các biện pháp chung để phòng cúm mùa
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
Phòng lây nhiễm cúm mùa
- Cách ly người bệnh
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh
Tiêm phòng vắc xin cúm
Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
- Nhân viên y tế
- Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
- Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
- Người trên 65 tuổi
Dự phòng bằng thuốc
Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.
Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.
Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng
Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.
Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKare và Xịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.