Cuộc sống hối hả khiến cho nhịp sống của con người cũng trở nên nhanh hơn, công nghiệp hơn. Chính điều ấy tạo nên những gánh nặng, áp lực dẫn tới việc gia tăng bệnh tật mà đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh như thế. Để tìm hiểu kĩ hơn về bệnh, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Mục lục
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối giữa miệng và dạ dày (ống thực quản). Dịch dạ dày, axit dạ dày hoặc một phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết khi bị đẩy ngược lên ống thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Lâu dần chúng có thể gây nên các chứng bệnh như viêm họng, ho, tích đờm,…
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay
Nhiều người có thể bị trào ngược dạ dày thực quản sau khi ăn no và giảm thiểu dần sau đó. Triệu chứng điển hình nhất là những cơn ợ nóng, cảm giác nóng rát và có dịch trào ngược lên. Người bệnh cảm giác có thể nôn nhưng trên thực tế lại không nôn được. Trào ngược axit nhẹ xảy ra ít nhất hai lần một tuần. Trào ngược axit trung bình đến nặng sẽ xảy ra ít nhất một lần một tuần.
Các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ nóng: Triệu chứng chính và điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản chính là ợ nóng. Chứng ợ nóng là cảm giác khó chịu phía sau xương ức như cảm giác nóng rát. Nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh nằm xuống, cúi xuống, và cả sau khi ăn thức ăn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả những người bị trào ngược dạ dày thực quản đều bị ợ nóng mà sẽ có những triệu chứng khác.
- Tức ngực
- Cảm thấy bị vướng hoặc mắc dị vật, khó nuốt
- Đau thượng vị: Đau tức vùng thượng vị, đau cứng là triệu chứng phổ biến ở người bị trào ngược. Nếu bạn không biết thượng vị ở đâu, hãy đặt tay lên phần giữa ngay dưới ngực. Không chắc về việc đau thượng vị là GERD. Nhưng chắc chắn bạn đang gặp vấn đề tại chính dạ dày.
- Triệu chứng ngoài tiêu hoá: Ho, viêm họng, ho có đờm ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mạn tính. 1 số vấn để hô hấp khác có thể gặp như ho mạn tính, hen suyễn…
Ngoài ra, người bị trào ngược dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc tỉnh giấc giữ đêm và không thể trở lại giấc ngủ. Lâu dần khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Đồng hồ sinh học đảo lộn càng làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên nặng nề.
Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Cơ thắt thực quản dưới là một dải cơ tròn ở cuối thực quản. Khi nó hoạt động bình thường, nó sẽ mở ra để tiếp nhận thức ăn khi nuốt. Sau đó, nó sẽ đóng chặt lại sau đó.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi xảy ra khi phần cơ này không thắt chặt hoặc đóng đúng cách. Điều này khiến dịch dạ dày trong quá trình tiêu hóa và các axit khác từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Sau đây là 1 số nguyên nhân phổ biến khiến cơ thắt dạ dày hoạt động không hiệu quả:
Ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit ( cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ cay nóng,… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
Béo phì, thừa cân: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Ăn uống không lành mạnh cũng gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân khác:
- Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn
- Hút thuốc lá
- Thức khuya
- Dùng thuốc (Corticoid, NSAIDs, thuốc chẹn kênh canxi, kháng histamin, thuốc an thần, và thuốc chống trầm cảm…)
Kết luận:
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh gây biến chứng trên hô hấp và gây mất ngủ, sa sút về sức khoẻ và tinh thân.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Các triệu chứng của bệnh đặc trực và dễ nhận biết.
Về phòng ngừa và điều trị: Không khó để phòng tránh bệnh nhưng ít người làm được. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nhưng quan trọng nhất là cần thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học. Bệnh có nhiều cách phòng tránh và chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, mỗi người hãy lưu ý bảo sức khỏe của mình thật tốt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy luôn nhớ, phòng bệnh hơn chữa bệnh!