Trẻ mới sinh có thể bị mắc bệnh viêm phổi khi còn ở trong tử cung, trong quá trình sinh nở hoặc sau khi được sinh ra, bệnh mắc trong hai trường hợp đầu gọi là viêm phổi nhiễm bệnh trong tử cung, trường hợp còn lại là viêm phổi nhiễm bệnh sau khi sinh, có thể do virus, vi khuẩn, nguyên trùng hoặc y nguyên thể gây bệnh.
Viêm phổi nhiễm bệnh trong tử cung do màng ối vỡ sớm, vi khuẩn trong âm đạo, virus gây nhiễm trùng màng ối, trẻ hít phải nước ối bị nhiễm bẩn khi ở trong tử cung. Màng ối vỡ sớm khoảng 12 tiếng là nước ối có thể bị nhiễm bẩn; bị nhiễm virus, nguyên trùng vào giai đoạn sau của thai kỳ, có thể bà mẹ mang thai không thấy có triệu chứng bệnh nhưng các nguyên thể bệnh đã truyền sang thai nhi thông qua con đường nhau thai.
Viêm phổi nhiễm bệnh sau khi sinh do không khí ô nhiễm, hoặc vốn bị viêm đường hô hấp trên rồi sau đó lan đến phổi, hoặc do viêm rốn, nhiễm trùng máu truyền đến phổi qua tuần hoàn máu hoặc khi hút đờm, ống hút đờm có mang theo mầm bệnh.
1. Trong vòng 72 tiếng sau khi sinh, trẻ bị tím tái, thở gấp, cho thấy khả năng trẻ bị viêm phổi trong tử cung.
2. Khi phát bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ thấy phản ứng yếu đi, tiếng khóc yếu ớt, hoặc không ăn, khóc nhỏ, không động đậy. Sắc mặt trắng bệch, xung quanh môi và đầu ngón tay ngón chân tái đi. Trường hợp bị nặng thấy thở nông và nhanh, cánh mũi hơi phập phồng, thấy tím tái rõ rệt, gật đầu khi hô hấp, mép có bọt trắng hoặc giữa các kẽ trên môi khi thở ra có bọt trắng, tim đập nhanh hơn, nếu nghe kỹ thì thấy ở phổi có phát ra tiếng ộc ọe ẩm ướt đều đặn. Nhiệt độ cơ thể không tăng. Một số trường hợp bị sốt nếu thấy thở gấp hơn, mặt tím tái hơn thì cần chú ý đến khả năng bị tức thở, khó thở.
3. Kiểm tra tia X: có thể thấy viêm khí quản nhánh kèm theo phổi không nở và bị giãn phổi.
4. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm: nuôi cấy vật hít vào ở khí đạo và nuôi cấy máu để tìm nguyên thể bệnh, để có thể tham khảo khi lựa chọn kháng sinh chữa bệnh
Đối với chứng bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh, bố mẹ không được phép sơ suất:
1) Chăm sóc: chú ý giữ ấm, thường xuyên thay đổi vị trí cơ thể, làm sạch các chất tiết ra ở đường hô hấp; xông thuốc; kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ
2) Chữa trị nguyên thể bệnh: cần tích cực sớm dùng các loại kháng sinh để chữa trị. Cách tốt nhất là tiêm thuốc tĩnh mạch. Trước tiên dùng Ampicilin, cũng có thể sử dụng Cefazolin, Cefotaxime, Cefoperazone… và Penicillin. Trẻ bị bệnh nặng có thể sử dụng kết hợp các loại kháng sinh. Nếu là viêm phổi do virus có thể chọn dùng Interferon, transfer Factor (TF), Bodyfluid factor của tuyến ngực, Ribavirin để chữa trị.
Phải dùng kháng sinh như: penicillin, sulfamid
Trường hợp nặng: Tiêm penicillin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampicillin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, acetaminophen,
Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
3) Chăm sóc hô hấp: trường hợp trẻ bị thở gấp, phần xung quanh miệng bị tím tái có thể cho trẻ hít oxy, với trẻ bị thiếu oxy trong thời gian dài, sắc mặt tím tái, những người có giá trị PaO2<6.7kPa, PaCO2 > 8kPa thì sau khi cấp oxy có thể tính tới phương án dùng máy thở.