Eyeball Hall of Famer – Nhà nhãn khoa có tên trong tòa nhà vinh danh những người nổi tiếng tại Mỹ
Mục lục
One-man Innovation Powerhouse – Nhà phát minh đầy sinh lực
Đó là những biệt danh mà các sinh viên, đồng nghiệp và giới báo chí tặng cho ông- Bs Gholam Peyman, giáo sư khoa Quang học và Công nghệ của đại học Y Arizona- Phoenix – Hoa kỳ. Chưa hết, ngày 7 tháng 2 năm 2013, ông lại được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng giải vàng quốc gia về công nghệ và phát minh, giải thưởng cao quý nhất cho những nhà phát minh tại Mỹ cùng với 12 nhà khoa học khác.
Bs Peyman trong buổi lễ tại nhà Trắng
Lời ca ngợi của tổng thống Obama
Obama nói với những người đoạt giải: “Chúng tôi tự hào về các bạn biết bao những đóng góp phi thường cho cuộc sống mà các bạn đã làm thật không thể đong đếm được. Nó vừa mang tính thực tế, vừa mang tính ngẫu hứng. Và chúng ta sẽ tiếp tục truyền cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ sau bằng nhiều cách, dạy cho các nhà sáng chế và nhà khoa học tương lai khám phá ra những điều mà chúng ta thậm chí còn chưa dám mơ tới. Cám ơn tất cả những điều mà các bạn đã làm”. Đáp lại sự ca ngợi này ông đã phát biểu:
Phát biểu của giáo sư Bs Gholam Peyman
“Tôi thật vinh hạnh nhận được giải thưởng này. Đó thực sự là điều ngạc nhiên tuyệt diệu. Tôi hài lòng khi thấy công việc của chúng tôi đã giúp ích cho nhiều người. Chúng tôi làm việc là để cải thiện và nâng cao chất lượng điều trị. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục như vậy bởi vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết” . Thực sự là ngành nhãn khoa còn rất nhiều thách thức, một mình ông không thể giải quyết được hết. Thế nhưng những điều ông làm được cho bệnh nhân thật quá sức tưởng tượng. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng sự nghiệp của ông.
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhãn khoa nổi tiếng
Học vấn
Sinh tại Shiraz, Iran. Năm 19 tuổi ông đến Tây Đức học chuyên ngành y.
Năm 1962 ông đã có bằng tiến sĩ tại đại học Freiburg- Tây Đức.
Bằng tài năng thiên bẩm và sự nỗ lực không ngừng ông đã có rất nhiều vị trí nghiên cứu và thời gian làm việc trong rất nhiều bệnh viện và trường đại học lớn. Trong đó phải kể đến đại học Freiburg, Essen Tây Đức, đại học Illinois và Arizona Hoa Kỳ…
Các chứng nhận, giải thưởng
Hơn 30 năm làm việc ở Mỹ ông đã có 136 patents trên rất nhiều lĩnh vực của ngành nhãn khoa:
– Võng mạc dịch kính,
– Phẫu thuật khúc xạ, khối u
– Dược lực học
– Cấy tế bào võng mạc và võng mạc nhân tạo
– Laser ứng dụng trong nhãn khoa.
Trước khi nhân được phần thưởng trên thì ông đã có trong tay những giải thưởng đáng mơ ước của của một bác sĩ:
– Giải thưởng cống hiến chọn đời của Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ
– Một trong 13 bác sĩ mắt được khắc tên trong tòa nhà vinh danh những người nổi tiếng( hall of fame).
Bài viết
Ông còn là biên tập viên của 9 tạp chí nhãn khoa khác nhau. Rất nhiều bác sĩ mắt của Việt Nam, tuy không được học tập ông trực tiếp, nhưng đã biết ông qua những bài giảng trên mạng, những trang sách và tạp chí nước ngoài.
Phát minh
136 phát minh nhưng những kỹ thuật để đời mang tính tiên phong và cách mạng cho ngành nhãn khoa mà ông sáng tạo ra phải kể đến là:
– Phương pháp phẫu thuật LASIK bằng laser Excimer giúp cho hàng triệu triệu người bị tật khúc xạ thóat khỏi cặp kính bất ly thân
– Phương pháp cắt u nội nhãn đường ngoài và đường trong
– Sinh thiết hắc võng mạc
– Cấy tế bào biểu mô sắc tố điều trị bệnh thoái hóa hòang điểm tuổi già căn bệnh gây mù hàng năm cho 15 triệu người ở Mỹ
– Võng mạc nhân tạo, cơ hội nhìn cho bệnh nhân bị bệnh võng mạc sắc tố
– Van điều trị glôcôm
– Kính viễn vọng nội nhãn
– Laser quang động
Lời chia sẻ về sự nghiệp, cuộc sống
Chia sẻ về phương châm làm việc, về ý nghĩa của cuộc đời ông tâm sự: “Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ là sự nghiệp của tôi lại đạt được như bây giờ.
Tôi cũng chưa bao giờ làm việc chỉ để nổi tiếng hay để trở thành cái gì đó, những cái đó chẳng là gì đối với tôi, bởi vì sự mãn nguyện của tôi là những gì chúng tôi đã gặt hái được. Chúng tôi đã làm việc cật lực để có được thành công, cũng là những điều lôi cuốn và hấp dẫn. Và nếu bệnh nhân cảm nhận được hiệu quả công việc của tôi, họ cũng sẽ mãn nguyện.
Ngẫm lại câu nói của Thomas Edison nhà sáng tạo vĩ đại của thế kỷ 19 “ Phát minh có được là nhờ 10% của tài năng thiên bẩm và 90% của mồ hôi công sức” chúng ta càng thấy thấm thía: các vĩ nhân luôn làm việc cật lực, tài năng sáng chói nhưng sự khiêm tốn thì sâu thẳm.
Bs Hoàng Cương theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ