Nghiện rượu là một bệnh mãn tính do nhu cầu uống rượu không được thỏa mãn thường xuyên và ngày càng gia tăng, gây cho người bệnh một sự thèm muốn (nhu cầu bắt buộc, cần phải có).
1. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu (giai đoạn suy nhược thần kinh):
Đó là say bệnh lý: ám ảnh thường xuyên, thay đổi tính phản ứng cơ thể và phụ thuộc tâm lý đối với rượu, mất phản xạ nôn tự vệ, có biến đổi khả năng dung nạp rượu. Thay đổi tính tình, dễ trở nên cộc cằn, hay đa nghi, uể oải, rối loạn chú ý, giảm khả năng hoạt động trí tuệ… Giai đoạn này có thể kéo dài 1 – 6 năm.
Giai đoạn 2 (kéo dài 3 – 5 năm):
Giai đoạn này thèm bắt buộc, tình trạng say rượu bệnh lý ngày một gia tăng, không tự kiềm chế được. Khi cai rượu vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân có các biểu hiện: rối loạn tâm thần, thần kinh và các rối loạn cơ thể. Các triệu chứng này chỉ giảm hoặc mất khi bệnh nhân được “tiếp” rượu trở lại.
Giai đoạn này bệnh nhân rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ, buồn rầu, dễ giận dữ, đa nghi, có ý tưởng buộc tội, bị ảo giác…; nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run đầu chi, buồn nôn, tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi và… có thể uống 1.500 – 2.000ml rượu mạnh/ngày.
Giai đoạn 3 (bệnh não thực tổn do rượu):
Bệnh nhân trở nên đờ đẫn, chậm chạp, nói nhiều và hay gây sự. Hội chứng cai ở giai đoạn này là biểu hiện rối loạn thần kinh nặng nề, nhân cách biến đổi nhiều, hay xuất hiện hoang tưởng ghen tuông, hành vi thô bạo, dễ nổi khùng, giảm trí nhớ, gần như mất khả năng học tập và công tác.
2. Điều trị cai nghiện cho người nghiện rượu
Nguyên tắc điều trị là sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với liệu pháp môi trường. Phải tạo ra một môi trường sống lành mạnh với sự quan tâm động viên của gia đình, kết hợp sự cố gắng của bản thân.
– Thuốc cai rượuDisulferam
– Thuốc cai rượuNaltrexone
– Thuốc cai rượuAcamprosate
Có nhiều người đi cai rất thành công nhưng khi về gặp bạn nhậu thì lại sa đà. Như tôi đã nói đây là vấn đề xã hội, phải tạo ra một môi trường lành mạnh, phải rèn luyện ý chí, rèn luyện nhân cách để sẵn sàng thay đổi.
Nghiện ma túy và nghiện rượu không phải là vấn đề đạo đức. Đây phải được coi là một bệnh mà người bệnh là những bệnh nhân cần phải được giáo dục, giác ngộ để thoát khỏi căn bệnh này. Phải chăng chúng ta có lỗi khi mắc bệnh tiểu đường, hoặc ung thư? Rõ ràng là không. Vậy những người mắc bệnh là không có tội
Benh.vn (Theo tuvancainghien)