Thiên tai dịch bệnh thường song hành với nhau. Vì vậy, sau mùa mưa lũ hàng năm (từ cuối tháng 5 đến tháng 8) dịch bệnh thường bùng phát tại các vùng miền nơi có mưa lũ đi qua…Để bảo vệ sức khỏe. người dân cần hiểu biết về các loại dịch bệnh đặc trưng sau mùa mưa lũ, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm này…
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh sau mùa mưa lũ
Sau mưa lũ do một lượng lớn rác thải, các hố cống tràn lên mặt đường, trôi nổi vào các ngõ ngách, nhà dân nên gây ra ô nhiễm môi trường. Không những thế, xác các loại động vật trôi nổi phân hủy tạo thành những tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường chung.
Đặc biệt hệ thống nước sinh hoạt bị ảnh hưởng, không đảm bảo vệ sinh cho người dân cũng là những nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh sau mưa lũ…
Những căn bệnh điển hình của sau mưa lũ
Các bệnh sau mưa lũ là bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn, vì sau lũ điều kiện vệ sinh thấp kém, môi trường ô nhiễm và thiếu nước sạch.
Nhiễnm trùng gây tiêu chảy cấp thường lây truyền qua đường phân, qua tay, miệng, nước và thức ăn nhiễm bẩn.
Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn
Là bệnh nhiễm khuẩn, do các vi khuẩn dạng campylobacter gây ra. Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Ổ chứa vi khuẩn là động vật, thường là ở gia súc và gia cầm như chó, mèo, chim, lợn, các động vật gặm nhấm… đều có thể là nguồn lây bệnh cho người.
Nguyên nhân các vụ dịch xảy ra phần lớn liên quan đến thức ăn và nhất là thịt gia cầm không được nấu chín, sữa không được tiệt khuẩn và nước chưa được lọc sạch.
Bệnh do Rotavirus
Bệnh Rotavirus lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virut. Virut này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi; thường xuất hiện sau 24 – 48 giờ.
Rotaviru khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh.
Bệnh do phẩy khuẩn tả
Bệnh lây nhiễm theo đường tiêu hóa, do ăn phải thức ăn, nước uống… bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, bảo quản… hoặc do ruồi nhặng, chuột gián… làm lây lan mầm bệnh.
Đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện lây truyền hết sức nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra sau lũ lụt do không cung cấp đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong vì sốc không hồi phục.
Các biện pháp dự phòng sau lũ
Giữ vệ sinh về ăn uống
Sau lũ cần vệ sinh môi trường sạch sẽ tránh các bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, cần đun sôi kỹ các loại thức ăn, nước uống trước khi sử dụng.
Lưu ý rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, dụng cụ, bát đũa cần rửa sạch để khô ráo; bảo quản thức ăn đã nấu chín bằng cách đậy lồng bàn, tránh ruồi, nhặng, gián…làm nhiễm bẩn.
Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch, không nhiễm khuẩn
Sau mưa lũ sử dụng nước mưa để đun nấu là tốt nhất. Trường hợp phải dùng nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch thì phải khử khuẩn nước rồi mới dùng.
Vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch sẽ sau mưa lũ
Có thể sử dụng phèn chua hoặc viên cloramin B để khử khuẩn nước. Chú ý, nước khử khuẩn phải đun sôi mới được uống.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ
Ngay sau khi nước rút các cơ quan ban ngành cần tổ chức tổng vệ sinh nhà cửa, khu vực xung quanh nhà, đường làng ngõ xóm cho sạch sẽ.
Đặc biệt, cần thu gom rác, cây cối, xác động thực vật chôn lấp kỹ và xử lý đúng quy trình, phải rắc vôi bột phủ lên xác động vật trước khi lấp đất để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hải Yến – Benh.vn