Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, béo phí, mỡ trong máu… thường có lối sống thiếu lành mạnh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: hút thuốc lá, không tập thể dục, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ hay thức ăn chế biến sẵn…
Mục lục
Những hành vi này cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nhưng trong những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra có nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
1. Hành tây, tỏi
Với bất kỳ cách chế biến nào, nấu chín hay ăn sống, hành tây và tỏi luôn là lựa chọn hàng đầu để làm sạch động mạch của bạn, giảm nguy cơ mắc cục máu đông. Chúng là những thực phẩm “cứu cánh” với những người có hàm lượng cholesterol cao hay bị cao huyết áp. Trong hành có hàm lượng homocysteine giúp ngăn chặn các vấn đề phát triển các cục máu đông – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Hành và tỏi cũng là một trong những loại “kháng sinh tự nhiên” có thể phòng và chữa được nhiều bệnh nan y.
2. Chanh
Vitamin C có trong các loại chanh rất tốt đối với mạch máu, làm vững thành mạch, giảm nguy cơ tắc động mạch hay các vấn đề liên quan đến mạch máu. Đó là nhờ các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, tránh hình thành mảng bám trong thành động mạch. Chanh còn giúp người bệnh ổn định huyết áp, giữ hàm lượng cholesterol ổn định phòng ngừa các bệnh tim mạch. Bạn có thể sử dụng chanh như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày, pha nước để uống hoặc ngâm muối, ngâm đường để dùng thường xuyên.
3. Cà rốt
Một nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng tại Mỹ cho rằng, cà rốt tươi chứa một lượng lớn chất xơ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất béo dư thừa và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Các chuyên gia khuyến nghị nên dùng hai củ cà rốt mỗi ngày trong bữa ăn tối, nếu sử dụng liên tục trong khoảng thời gian 3 tuần, giúp làm giảm cholesterol xấu tới 11%. Cà rốt có thể được chế biến bằng cách xay sinh tố, trộn với dầu dấm để làm salad hoặc nấu chín cùng các loại rau củ quả khác tốt cho sức khỏe.
4. Men bia
Uống bia với liều lượng nhỏ không có hại mà còn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trong men bia có chất chrome là một yếu tố vi lượng cực kỳ quan trong , nó giúp chuyển hóa lipid thành năng lượng, làm giảm sự gia tăng cholesterol xấu, phòng ngừa béo phì và bệnh mạch vành. Theo các nhà khoa học, việc cơ thể thiếu chrome dẫn đến triệu chứng đau nhói ở ngực và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Để đảm bảo hiệu quả tốt cho quá trình hoạt động của tim mạch, bạn nên uống bia 2 lần/tuần với dung tích mỗi lần là 200ml.
5. Dầu ô liu
Các axit béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu và dầu của quả óc chó, hữu ích và tốt hơn so với các axit béo bão hòa, bởi chúng giúp làm giảm cholesterol. Ăn một muỗng dầu ô liu mỗi ngày được coi là phương pháp tốt nhất để làm giảm cholesterol và ngăn ngừa các cơn đau tim. Hãy sử dụng dầu ôliu trong bữa ăn nhẹ với salad hoặc rán cá hồi để bổ sung axít béo không bão hòa.
6. Măng tây
Măng tây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất được sử dụng để tạo sự cân bằng trong các món ăn nhiều đạm. Đây cũng là loại siêu thực phẩm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề tim mạch. Trong măng tây có hàm lượng cao potassium giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, măng tây rất giàu chất xơ tốt cho đường ruột, có flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn máu, củng cố thành mạch, tốt cho hệ tiết niệu. Đặc biệt, măng tây có chứa saponin có khả năng gắn kết các cholesterol ở đường tiêu hóa, khiến chúng bị “khóa chặt” và tiêu hóa tại đây, không có cơ hội đi vào máu gây khó khăn cho tim mạch.
7. Gừng
Các nghiên cứu ngày nay đã chứng minh gừng là một loại gia vị cực kỳ hữu ích cho sức khỏe, nó có khả năng phòng chống các cơn đau tim bằng cách giảm cholesterol trong máu, ngoài ra nó còn là thực phẩm làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ đông máu. Bạn có thể thêm một chút gừng dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày.
8. Mật ong
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng mật mong hàng ngày, đây là một trong những cách để bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng hoạt động của cơ quan này trong cơ thể. Mật ong được ví như “thần dược” trong việc cải thiện, phục hồi các mô cơ của cơ thể, nhất là cơ tim, nó giúp làm chậm quá trình lão hóa bởi trong mật ong có hàm lượng glucoza rất dễ đồng hóa. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim do cơ tim suy yếu hay rối loạn nhịp tim, việc sử dụng mật ong sẽ cải thiện được tình trạng.
Tim mạch là một trong những căn bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ người mắc cao và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, mắc bệnh bẩm sinh, hay các căn bệnh mạn tính… khó thay đổi thì việc thay đổi lối sống là cách quan trọng và dễ dàng nhất với mỗi người để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Một trong những cách hữu hiệu để phòng bệnh là bổ sung các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như: chanh, cà rốt, măng tây, gừng, tỏi, mật ong…
(Theo SKĐS)